Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 30,2022 - Research & Data

Bạn cần biết gì về Millennials Marketing?

Thị trường ngày càng cạnh tranh với vô vàn sản phẩm. Lúc này, Digital Marketer phải đổi mới để nhắm tới những khách hàng tiềm năng, và đặc biệt, đừng quên nhóm khách hàng tối quan trọng với doanh nghiệp: Thế hệ Millenials, hay còn gọi là Gen Y. 

Millennials là những người sinh từ 1981 đến 1996 (từ 26 đến 41 tuổi vào năm 2022). Có rất nhiều nghiên cứu về thế hệ Millennials: từ cách chi tiêu đến cái tôi cũng như những quyền lợi của độ tuổi, và những thứ tương tự. Bài viết này sẽ tập trung vào cách marketing cho thế hệ Millennials qua những nghiên cứu liên quan từ các nguồn đáng tin cậy.

Khi xây dựng chiến dịch Digital Marketing hướng tới thế hệ Millennials, cần lưu ý rằng nhóm người dùng “bản địa” về digital và sinh ra trong thời đại internet. Đây là những người tiêu dùng hiểu biết về công nghệ trên thị trường và chỉ mua hàng sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng.

Millennials cũng có tần suất mua và sức mua cao; tuy nhiên, họ không tin tưởng vào quảng cáo và càng ít tin tưởng hơn vào các thương hiệu cố gắng bán hàng ngay lập tức. Nói cách khác, nhóm khách hàng này đánh giá cao những công ty tập trung vào việc hiểu nhu cầu và xây dựng mối quan hệ.

Trước khi tìm hiểu về các mẹo Digital Marketing dành cho thế hệ Millenials, trước tiên hãy tìm hiểu mạng xã hội tốt nhất để thúc đẩy các chiến dịch Digital Marketing tập trung vào nhóm khách hàng này. 

Ta nên chạm tới nhóm Millenials này qua kênh truyền thông xã hội nào?

Pew Research đã ước lượmg rằng khoảng 93% Millenials đều sở hữu smartphones, và gần như 100% sử dụng Internet. Điều này đồng nghĩa với việc phải cải thiện tình trạng Digital Marketing để gắn kết với nhóm người dùng này là một việc phải làm. Thành công của cách marketing này sẽ phù thuộc vào công cụ, kỹ năng, kênh truyền thông, nội dung bạn chuẩn bị và cách hoàn thiện toàn bộ chiến lược. 

Theo nghiên cứu của Hubspot, 90% Millenials đều hoạt động năng nổ trên Facebook. Tuy nhiên, chạy một quảng cáo ngẫu nhiên chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt về marketing. Thay vào đó, nếu muốn tập trung vào những lựa chọn “trúng, đúng, chuẩn” hơn, hãy quan tâm tới những nội dung tự nhiên, do người dùng tạo ra. Những dạng nội dung này thường hoạt động tốt hơn, được phân phối tốt hơn, thu hút nhiều tương tác hơn quảng cáo trả tiền. Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc một số mạng xã hội khác để chạy chiến dịch digital 

Những mẹo Marketing cho nhóm người dùng Millenials

Lượng lớn người dùng Millenials là một thị trường béo bở mà không doanh nghiệp nào nên bỏ qua. Tuy nhiên, cũng không dễ để nhắm tới và bán hàng cho nhóm người này. Để chiến dịch Digital Marketing nhắm chính xác nhóm Millenials này, Marketer phải thấy hiểu những gì họ quan tâm, như những điều sau:

  • Nỗi sợ thường trực: Những gì thôi thúc khách hàng hành động
  • “Chỗ ngứa” - Painpoint của khách hàng: Những gì áp lực và cấp thiết nhất trong cuộc sống
  • Sở thích: Những gì người dùng đam mê, là động lực để thúc đẩy họ trong cuộc sống. Thông tin này sẽ hỗ trợ sáng tạo nội dung Digital Marketing thật khớp với khách hàng và giúp xây dựng mối quan hệ khách hàng - doanh nghiệp lâu dài từ nền tảng.

Nhắc tới sự trung thành, Millenials cũng là thế hệ thu hút nếu trải nghiệm khách hàng đủ thoả mãn họ, và thường có xu hướng thay đổi thương hiệu. Theo nghiên cứu của Daymon Worldwide, chỉ 29% Millennials trung thành với một brand. Điều này cho thấy, các thương hiệu phải đi tới tận cùng của đổi mới và đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn thu hút.

Dưới đây là 4 mẹo Digital Marketing có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả khi quảng bá tới những khách hàng thường nhật của thương hiệu: 

1. Chuyển từ Marketing Truyền thống sang Inbound Marketing 

Thay vì arketing Truyền thống như quảng cáo trên TV hoặc quảng cáo trên tạp chí, tập trung vào công ty, hãy muốn chuyển sang các chiến lược Digital Marketing được cá nhân hóa và lấy khách hàng làm trọng tâm. Inbound Marketing đề cập đến việc sử dụng nội dung thông tin hướng đến giá trị dành cho khách hàng. Điều này gồm các bài đăng trên blog, sách điện tử, sách trắng (whitebook) và video YouTube nhiều thông tin.

Để thành công với Inbound Marketing, team marketing cần tạo nội dung chất lượng cao, đủ để hiển thị trong kết quả tìm kiếm mà không phải trả tiền. SEO đã trở thành một phần không thể thiếu của quá trình Digital Marketing. Tuy nhiên, hãy luôn tối ưu hóa nội dung dành cho người dùng chứ đừng dựa hoàn toàn vào các công cụ tìm kiếm.

Khi nói đến việc tạo ra nội dung Digital Marketing lấy giá trị làm trung tâm, có nhiều điều ta có thể học hỏi từ các thế hệ trước. Dưới đây là tóm tắt các nghiên cứu điển hình cho thấy cách các thương hiệu tận dụng tiếp thị nội dung để thúc đẩy thành công của thương hiệu.

1895, John Deere xuất bản miễn phí cuốn The Furrow, chuyên về các kỹ thuật trồng trọt. Cuốn này giúp nông dân cải thiện kĩ năng và tăng sản lượng. Ngày nay, tạp chí hàng tuần này vẫn ra mắt đều đặn với 14 thứ tiếng khác nhau trên khắp thế giới.

1904, Jell-O chia sẻ miễn phí sách công thức với các mẹo chuyên sâu và các phương thức nấu ăn độc đáo. Trong hai năm, công ty đã tăng tới hơn 1 triệu đô la doanh thu hàng năm.

1966, Nike ra mắt booklet “Jogging”, tổng hợp những bài tập chạy và jogging tốt nhất. 19 trang sách không nhắc tới bất kì đôi giày Nike nào, nhưng ngay sau đó, chạy đã trở thành môn thể thao phổ biến nhất ở Mỹ.

2. Marketing có đạo đức là phần quan trọng trong Chiến lược Digital Marketing

Marketing có đạo đức (Ethical Marketing) là một kỹ thuật Digital Marketing, một quá trình mà doanh nghiệp không chỉ tập trung tiếp thị sản phẩm sao cho bán được thật nhiều hàng, thu được thật nhiều lợi nhuận, mà còn đem lại cho khách hàng những lợi ích thực chất, giúp xã hội và cộng đồng phát triển bền vững.

Theo báo cáo nghiên cứu của Nielsen, 73% thế hệ millennials sẵn sàng trả nhiều và lựa chọn mua sản phẩm/dịch vụ từ những doanh nghiệp có đạo đức. Ngoài ra, số người Millennials nắm giữ các vị trí quyền lực cao hơn, nghĩa là quyết định mua nghiêng về việc mua có đạo đức.

Hơn cả thế, người tiêu dùng thế hệ Millennials chọn mua từ những brands có ý thức quan tâm tới cộng đồng và những vấn đề xã hội khác. Quyết định của người mua không còn dựa vào những gì tiện lợi và hợp lí mà chuyển sang những sản phẩm dựa trên đạo đức và bền vững hơn.  

3. Nâng cấp nội dung đến từ người dùng

90% Millennials tin rằng tính chính hãng là sự cân nhắc quan trọng khi chọn một brand. Tuy nhiên, quyết định mua hàng sau cùng lại bị ảnh hưởng từ những người quen biết hoặc là đánh giá trên mạng. 

Những đánh giá từ người tiêu dùng trước luôn mang lại niềm tin và củng cố quan điểm mua hàng của họ, Vì vậy, nên đầu tư vào những nội dung đến từ người dùng. 

Theo Hubspot, nội dung đến từ người dùng là bất kì loại content được tạo bởi người dùng, mang nội dung về sản phẩm hoặc brand. Loại content này không mất phí, vô cùng xác thực , và biến mỗi người dùng thành đại sứ của brand. 

Trên thực tế, nghiên cứu của Business2community cho thấy thế hệ Millennials tin rằng nội dung từ người dùng đáng nhớ hơn 35% so với bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác.

4. Cộng tác để tiếp cận lượng khán giả lớn hơn

Theo một nghiên cứu về Millennials năm 2015, 42% sẵn sàng giúp các thương hiệu yêu thích phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai. Chiến lược này đang tiến vào thế giới Digital Marketing, nơi các thương hiệu sẵn sàng hợp tác và sẵn sàng để người tiêu dùng làm người đồng sáng tạo sản phẩm.

Một ví dụ là sự kiện đồng sáng tạo trực tuyến của Coca-Cola, nhằm thu thập những biểu hiện độc đáo về lời hứa thương hiệu của mình, giúp tiếp thêm sinh lực cho sự sảng khoái. Sự kiện online thu hút 1500 người từ 74 quốc gia tham gia. Trong 2616 nội dung sáng tạo được chấp nhận, có 5 người chiến thắng. Hình thức Digital Marketing này đã thu hút được nhiều người tham gia hơn từ thế hệ Millennials và nâng cao nhận thức về thương hiệu ủa Coca-Cola, giúp công ty đưa nội dung mới và chân thực đến thị trường.

Kết

Khả năng tiêu thụ nội dung dựa trên web và sức mua cao của Millennials khiến thế hệ này trở thành ứng cử viên hoàn hảo cho các Digital Marketers.

Ngoài ra, không phải tất cả các kỹ thuật Digital Marketing trên mạng xã hội sẽ hiệu quả với thế hệ Millennials. Ví dụ: Sử dụng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể không mang lại kết quả như mong đợi nếu không có sẵn một chiến lược Content Marketing đích thực.

Quy tắc chung là hiểu số liệu nhân khẩu học trước khi lập chiến lược cho các chiến dịch Digital Marketing. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giúp công ty đi đến thành công trong lĩnh vực marketing dành cho Millennials.