October 03,2022 - Research & Data
Đồng sáng tạo với AI
Trí tuệ nhân tạo một trong những dự án thử nghiệm sinh học được mở rộng nhất lịch sử. Như bộ não con người, là một phần cứng điều khiển phần mềm tâm trí, AI có GPU/CPU vận hành như phần cứng và mạng nơ-ron nhân tạo (neural network) đóng vai trò là phần mềm.
Nhằm khám phá cách bộ não và tâm trí hoạt động, một trong những nơ-ron nhân tạo đầu tiên đã được tạo ra từ năm 1975. Trong khoảng thời gian ấy, những người tiên phong về trí tuệ nhân tạo là những người có tầm nhìn, họ tin rằng AI sẽ thay đổi thế giới. Tuy nhiên, hầu hết họ vẫn nghi ngờ khả năng liệu nó có thể suy nghĩ giống con người, hay liệu nó có thể sáng tạo hay không.
“Điều khiến tôi nghi ngờ là liệu chúng ta có thể sản xuất ra những cỗ máy có khả năng tư duy sáng tạo hay không. Tôi nghi ngờ liệu có một hệ thống xử lý thông tin nhân tạo nào có thể làm được nó hay không… Và nếu có, tôi cũng nghi ngờ liệu nó có thể được hoàn thiện trong thế hệ của chúng ta hay không.” - Jermore S Bruner, Harvard 1960.
Dù 60 năm trước mọi thứ về AI dường như siêu thực nhưng trong thời điểm hiện tại, AI đang thay đổi quá trình sáng tạo của chúng ta. Bài viết này nhằm trình bày những ứng dụng AI, hay nói cách khác, là những sự tham gia của AI trong quá trình sáng tạo của con người hiện tại.
Đồng sáng tạo câu chuyện với AI
Trong lịch sử nhân loại, kể chuyện là kỹ năng chỉ riêng con người mới có. Tuy nhiên, giờ đây, với sự ra đời của GPT (Generative Pretrained Transformers), nếu AI được huấn luyện bằng các câu chuyện do con người viết, nó cũng có thể kể chuyện.
AI.dungeon
AI.dungeon là một nền tảng nơi bạn có thể đồng sáng tạo câu chuyện với AI. Bằng cách chọn một thế giới giả tưởng nơi bạn muốn dựng câu chuyện, nhập một số gợi ý cho câu chuyện và AI sẽ hoàn thành câu chuyện dựa trên những gợi ý đó.
Fable virtual beings
Fable có thể mô phỏng lại trải nghiệm kể chuyện thông qua video. GPT đưa các nhân vật trong câu chuyện bước ra đời thực, biến việc kể chuyện từ một tương tác một chiều đã trở thành tương tác hai chiều. Tại đây, khán giả có thể trò chuyện, tương tác với các nhân vật theo thời gian thực.
Đồng sáng tạo âm nhạc với AI
Điều khiến AI trở nên vượt trội đó là khả năng tìm ra pattern nhanh chóng, từ đó nó có thể học và tạo ra những pattern khác. m nhạc là chất liệu mà AI có thể phát huy được tối đa khả năng đó. Nó có thể tự học dựa trên các điệp khúc, nhịp độ và các đoạn nhạc được lặp, sau đó, tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh.
Holly Herndon
Holly vốn là một nhà khoa học máy tính nhưng đã trở thành nhạc sĩ, sáng tác nhạc với AI. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của cô là Godwoman, kết hợp cùng Spawn - một AI do chính cô phát triển.
Ngoài ra, cô còn phát triển một phiên bản kỹ thuật số của chính mình là Holly Plus - một AI được huấn luyện bằng giọng của chính cô. AI này được phát hành online, cho phép mọi người truy cập, đăng tải bài hát và tạo ra bài hát tương tự với giọng của Holly.
Một ứng dụng phổ biến của AI đó là huấn luyện nó thông qua âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng để tạo ra các bài hát với giọng và phong cách âm nhạc của chính nghệ sĩ ấy.
Đồng sáng tạo X với AI
Các ví dụ trên cho thấy AI có thể tạo ra những nội dung sáng tạo với các phương tiện là viết lách, phim, âm nhạc, nhưng nó cũng có thể được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, bối cảnh khác.
Các nhà nghiên cứu đã hình dung một tương lai nơi mà AI có thể sản xuất bất cứ thứ gì chúng ta muốn. Chúng ta sẽ không còn phải học ngôn ngữ máy tính, ngược lại, chúng sẽ học về nhu cầu của chúng ta.
Sáng tạo là gì?
Công cụ theo con người trên hành trình lịch sử dài. Từ thời tiền sử, các công cụ giúp chúng ta săn bắt, hái lượm, tới nay, chúng giúp chúng ta làm việc và sáng tạo. Ngoài việc mở rộng khả năng cho chúng ta, chúng còn thay đổi cách chúng ta sáng tạo. Công cụ ngày xưa của chúng ta là rìu, búa, những thứ bất biến. Thì nay, công cụ chúng ta có là AI, với khả năng tự học, tự sáng tạo.
Con người giờ đây nắm vai trò là giáo viên, người sẽ dạy cho AI biết phải sáng tạo như thế nào. Ngay khi AI đủ thông minh, chúng ta sẽ chỉ còn là người giám sát, chọn lọc những sản phẩm chất lượng từ nó.
Những điều này sẽ dẫn chúng ta tới câu hỏi: thế thì sáng tạo là gì?
Giống con người, lấy cảm hứng sáng tạo từ tác phẩm của người khác hoặc từ trải nghiệm của chính mình. AI cũng lặp lại chính quá trình ấy, nhận dữ liệu và tạo ra thứ mới.
Tạo prototyping với AI
Máy móc không chỉ tạo ra một hình thức sáng tạo mới cho chúng ta, nó còn thay đổi cách chúng ta sử dụng công cụ. Máy học đã hỗ trợ cho những nhà thiết kế, nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm thử nghiệm mới một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nó cũng giúp lập trình viên không còn phải tự viết code, giải phóng nhiều thời gian của họ để họ có thể tập trung vào những giá trị cốt lõi của sản phẩm. Dưới đây là một số ví dụ cho sự thay đổi ấy:
STUDIO RUMBA bởi Joshua Tercero và Mia Pond
Studio Rumba là một giảng viên nhảy AI. Thiết kế cho những người mới học nhảy salsa, nó chia điệu nhảy ấy thành nhiều bước đơn giản để người dùng có thể dễ dàng học theo.
Dự án sử dụng nền máy học PoseNet để theo dõi chuyển động của người dùng, sao đó AI sẽ hướng dẫn họ di chuyển sao cho đúng bằng ví dụ hình ảnh.
STRETCH! bởi Aniruddh Ravipati, Priscilla Garita, Sofía Elizondo
Stretch là một công cụ tương tác, nó tạo hoạt động vui vẻ, thoải mái, có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Với sự giúp đỡ của coco-ssd, AI có khả năng nhận dạng con người bằng camera, đại diện cho họ bằng những hình chữ nhật dễ thương. Những hình chữ nhật này sẽ kéo giãn, chuyển động theo tương tác của người dùng, tương tác, khuyến khích họ di chuyển bằng âm thanh và hình ảnh.
TRU-EMOTION bởi Manali Mohanty, Pablo Corella, Victoria Portuguez
Tru-Emotion là một AI nhập vai theo cảm xúc. Nó mời chúng ta khám phá cảm xúc của con người thông qua cách thể hiện trừu tượng với không gian vật lý.
Sử dụng tính năng theo dõi cảm xúc trên khuôn mặt, 6 cảm xúc khác nhau: vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm, hòa nhã, sẽ được diễn đạt thành các màu sắc, pattern độc đáo. Hình ảnh sẽ được chiếu lên các tấm vải treo lửng lơ, tạo thành một không gian mờ ảo, được đi kèm âm nhạc để hoàn thiện trải nghiệm.
Đồng sáng tạo tương lai an toàn với AI
Khi Garry Kasparov - nhà vô địch cờ vua thế giới, bị đánh bại bởi chương trình cờ vua của IBM, ông nhận ra thay vì đấu với máy móc, tại sao chúng ta không kết hợp với chúng và tạo ra một sức mạnh lớn hơn.
Trong mối quan hệ cộng tác sáng tạo mới này, con người kết hợp khả năng sáng tạo, đồng cảm và trực giác với khả năng tính toán, xử lý khủng khiếp của AI, để trở thành một nhân mã số, nửa người nửa máy. Nhưng sự kết hợp này cũng phải đi kèm trách nhiệm đạo đức.
Đã có nhiều tranh cãi trong việc làm sao để phân biệt những nội dung nào là của AI tạo ra, nội dung nào là của con người. Khi AI trở nên mạnh cũng tạo cơ hội cho những kẻ xấu, tạo ra, lan truyền những nội dung giả. Những thứ sẽ ảnh hưởng tới nền dân chủ, quyền riêng tư và sự an toàn của tất cả chúng ta.
Tuy nhiên, bằng cách tạo ra nhận thức về những rủi ro này, dân chủ hóa kiến thức về AI, chúng ta có thể tác động tới cộng đồng và khơi mào những cuộc tranh luận lành mạnh về cách chúng ta nên ứng dụng nó, cho một tương lai an toàn với máy móc.