Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

September 05,2022 - Research & Data

Kim cương đã thao túng tâm lý người tiêu dùng

ăm 2015, tôi đã yêu chồng hiện tại được hơn 5 năm và đám cưới chỉ là chuyện một sớm một chiều. Một cô gái sẽ chuẩn bị gì cho đám cưới? 

Đương nhiên là mua đi mua nhẫn cưới. Tôi đã lục tung internet và các cửa hàng trong hàng giờ để tìm chiếc nhẫn nhỏ xinh thoả mãn nhu cầu của mình.

Kim cương có thật là biểu tượng cho tình yêu thực sự, hay chỉ là tác phẩm của truyền thông?
 

kim-cuong-thao-tung-tam-ly-nguoi-dung

Sau khi đọc nhiều tài liệu về kim cương và đá quý, tôi nhận ra tôi chỉ muốn một mặt đá quý độc đáo chứ không cần thiết phải là kim cương. Kim cương có phải biểu tượng duy nhất về tình yêu không, hay vì sao loại chất này được ca ngợi đến vậy?

Kim cương cũng đã từng rất hiếm tới những năm 1800s, và tới nửa sau thế kỉ 19, cơn sốt kim cương tràn tới vùng Nam Phi. Thị trường tràn ngập kim cương. Cung vượt quá cầu.

Những công ty chuyên khai thác không chấp nhận điều này. Họ sát nhập lại, và công ty mỏ De Beers ra đời. Kể từ đó, sự độc quyền trong khai thác và buôn bán kim cương xuất hiện. Người ta bán kim cương như một thứ hàng xa xỉ, và chiến lược này hoạt động tốt trong khoảng vài thập kỷ. Chỉ khi giá kim cương sụt giảm, De Beers mới nghĩ lại về chiến lược kinh doanh của mình. 

Năm 1938, công ty này thuê 1 agency quảng cáo, N.W.Ayer. Chính agency này đã tạo nên ý tưởng marketing độc đáo và thông minh nhất, hiệu quả cả với đàn ông và phụ nữ. 1948, một copywriter tên Frances Gerety đã viết nên slogan “Diamonds are Forever” - Kim cương là mãi mãi, như tình yêu hai bạn dành cho nhau. 

Ai cũng khát khao tình yêu trong đời. Ai cũng muốn được chìm đắm trong tình yêu mãi mãi. Vì thế, sáng tạo của Gerety trong việc đánh đồng miếng đá lấp lánh với hạnh phúc vĩnh cửu là một tài năng đáng được khen ngợi.  Đó là khi một hòn carbon đơn giản trở thành một biểu tượng. Từ đó, nhẫn kim cương trở thành biểu tượng của tình yêu mãi mãi.

Chiến lược dựa trên sự thấu hiểu và thao túng tâm lí con người

Con người vẫn vậy suốt hàng thế kỷ qua, vẫn tranh đấu với nhau vì Tiền bạc, Địa vị/Danh vọng, Tình yêu. Chiến lược marketing này thấu hiểu những khao khát cơ bản đó của con người, thậm chí còn hiểu hơn: chúng ta muốn tất cả những điều đó và hơn thế nữa. 

Sở hữu kim cương sẽ thoả mãn được cả 3 nhu cầu đó. Kim cương tượng trưng cho thành công và mối quan hệ tốt đẹp. Đàn ông cũng thường nghe nói “kim cương càng to và mịn, tình yêu càng lớn”.

Đặt giá trị người phụ nữ tương quan với giá trị kim cương

kim-xuong-thao-tung-tam-ly-nguoi-dung

Kim cương nên mang mức giá bao nhiêu, hay nói cách khác, cô gái trong mộng đáng giá bao nhiêu với bạn?

Thường sẽ bằng 2 tháng lương, và quan điểm này bắt đầu từ quảng cáo kim cương của De Beers. 

Đừng nhìn vào Jane (người ấy của bạn) và nói rằng em không đáng với 2 tháng lương của anh. Nhìn kĩ cô ấy mà xem. Vì vậy, tôi muốn đem tới em một chiếc nhẫn đính hôn với thông điệp đơn giản “Chỉ cần nhìn thôi”. Tôi cũng đã hiểu được cách tiêu pha hợp lí cho khoản này là khoảng 2 tháng lương. Chừng đó tiền sẽ mua được một viên kim cương đủ tốt mà không làm tôi “cháy túi”. Đeo chiếc nhẫn của tôi trên tay, người ta chỉ có thể hỏi em “Khi nào em cưới?” mà thôi.

Tằn tiện một chút để cầm tay em bước vào lễ đường là hy sinh xứng đáng. Đã 63 năm trôi qua, quy luật 2 tháng vẫn được cánh mày râu tuân theo. Tất cả là nhờ vào quảng cáo kim cương của De Beers. 

Kích thích sự ganh đua

Khi biết tin tôi mới đính hôn, điều đầu tiên mọi người nói với tôi là “Xem nhẫn cưới nào”. Khi nghe là tôi không có, phản ứng trước tiên của họ sẽ là sốc và thất vọng. Nếu nhẫn của người khác to và xịn hơn của mình, nhiều người còn so sánh và trách móc chồng mình.

Con người là vậy, luôn tò mò và ganh đua nhau. So sánh bản thân mình với những người xung quanh là phản ứng tự nhiên. Đặc biệt nếu nói tới kim cương, người ta sẽ nhìn vào tình yêu của hai người, trước khi nhìn vào kích thước.

Đánh quảng cáo vào tệp khách là đàn ông

Một quan điểm thường thấy: Phụ nữ và kim cương là người bạn thân, còn đàn ông là người chi trả hoá đơn. Quảng cáo kim cương cũng nghe theo quan điểm này và được thiết kế cũng như sử dụng ngôn từ hướng thẳng tới tâm lí đàn ông. 

Kết

Rõ ràng, kim cương khởi đầu với lịch sử khác hẳn vị trí bây giờ. Với chiến lược marketing khéo léo, giờ đây kim cương đã trở thành một thứ xa xỉ phẩm, là biểu tượng của quyền lực, thành đạt và tình yêu vĩnh cửu, đem lại doanh thu khổng lồ cho công ty độc quyền.