September 05,2022 - Vision on branding
Thu về quả ngọt khi áp dụng kể chuyện thương hiệu
Cách mạng số không chỉ thay đổi cách chúng ta làm việc, giao tiếp hay giải trí mà còn ảnh hưởng tới cách ta mua sắm. Qua Internet, ta có thể thu thập lượng lớn thông tin về sản phẩm cần thiết và thoải mái với vô vàn lựa chọn khác nhau.
Cũng cùng trong bối cảnh này, không còn đủ để các thương hiệu mang lại hiệu suất và sự tiện lợi để thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ nữa: họ phải thiết lập mối quan hệ tình cảm với người tiêu dùng. Đây là nơi mà cách kể chuyện thương hiệu có thể tạo nên sự khác biệt.
Những câu chuyện luôn giữ một vị trí quan trọng trong xã hội loài người và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của giống loài chúng ta. Trong cuốn The Literary Animal: Evolution and the Nature of Narrative, Jonathan Gottschall đã giải thích về sự bắt đầu của những giai thoại lưu truyền qua các thế hệ, bên đống lửa, về cách thoát khỏi nguy hiểm. Từng câu chuyện lại được thuật lại cho người khác, biến đổi trải nghiệm cá nhân thành kiến thức chung, cung cấp cho mọi người những gì cần thiết để sống sót.
Từ đó, các câu chuyện trở thành nguồn giải trí và tổng hợp thông tin xã hội, những gì không thể thiếu trong cuộc sống. Não bộ con người được phát triển để tiếp xúc với các câu chuyện và thích nghi với chung. Đó là lí do vì sao khi nghe một câu chuyện, không quan trọng ta là ai hay ta đang làm gì, ta đều ngay lập tức thu hút vào đó, và cũng là điều bình thường nếu ta xiêu lòng với những câu chuyện.
Cách mạng số đã mở ra nhiều viễn cảnh mới, các kênh và format đa dạng hơn, và tạo ra những khả năng chưa từng nghĩ đến. Thách thức thật sự của ngày nay không phải là đưa vào các câu chuyện thương hiệu mà là tạo nên các câu chuyện có thể thu hút sự chú ý của số đông. Ta có thể làm điều đó như thế nào?
Một câu chuyện là một hành trình cảm xúc, được trải nghiệm trực tiếp bởi khán giả, và cuối cùng đem đến sự thay đổi về hành động và nhận thức. Để đạt được kết quả này, khán giả phải nhận biết được nhân vật chính, người hùng của câu chuyện, là ai.
Vậy ai là người hùng trong các câu chuyện thương hiệu? Có thể bạn nghĩ đó là sản phẩm, nhưng không phải vậy. Người hùng thật sự chính là khán giả. Khán giả là người hùng, còn sản phẩm chỉ là người hướng dẫn, là định hướng, luôn mang tới những gì tốt nhất cho “người hùng” khán giả và sẽ giúp đạt được điều đó.