Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

July 24,2024 - Vision on branding

Cách xây dựng một kế hoạch marketing plan để thương hiệu chiến thắng

Thị trường giống như một vùng đất viễn Tây hoang dã, nơi mọi thương hiệu đều muốn khẳng định cho mình một chỗ đứng vững chãi và dễ nhận diện. Nhưng chỉ có những kẻ nhanh chân nhất mới đến đúng nơi. 

Còn rất nhiều kẻ khác, mãi lòng vòng trong định hướng của mình để rồi nhận ra không hề nhích lên được một bước nào.

Đừng trở nên như vậy và hãy có một bản đồ chỉ lối cho thương hiệu, hướng dẫn cho mọi hoạt động marketing tương xứng với mục tiêu của thương hiệu. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi xây dựng một kế hoạch marketing như thế, làm kế hoạch giúp thương hiệu đến với vùng đất của kẻ chiến thắng.

1. Nghiên cứu thật kỹ tầm nhìn doanh nghiệp

1. Nghiên cứu thật kỹ tầm nhìn doanh nghiệp

Mọi kế hoạch marketing hiệu quả đều bắt đầu với một tầm nhìn rõ ràng. Đây cũng là sao để kế hoạch marketing noi theo. Với một tương lai định sẵn, các chiến lược và hành đông cũng trở nên rõ ràng hơn, thậm chí là trong 10 năm tới.

Sau khi phân tích hàng loạt kế hoạch marketing, chúng tôi luôn thấy điểm chung quyết định sự thành công là một tầm nhìn giá trị với các mục tiêu bao gồm:

  • Một khung thời gian từ 5 đến 10 năm để đạt được một tầm nhìn rõ ràng về tiềm năng của thương hiệu
  • Một sự mô tả mang tính định nghĩa về những gì thương hiệu muốn đạt được cũng như tầm quan trọng của việc này
  • Một xúc cảm kết nối sâu sắc giữa thương hiệu và khách hàng để mang đến sức sống cho kế hoạch

Đây là bước nền tảng để tạo một kế hoạch marketing xứng đáng giới thiệu với các stakeholder cũng như đội ngũ triển khai. Suy cho cùng, ai muốn theo đuổi một tương lai vô định cơ chứ?

Đọc thêm: Nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng

2. Đặt ra mục tiêu cho kế hoạch marketing

2. Đặt ra mục tiêu cho kế hoạch marketing

Các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được là rất quan trọng cho sự thành công của kế hoạch marketing. Dưới đây là bốn mục tiêu như vậy.

Tác động thị trường

Xác định mức độ tác động của chiến lược marketing lên thị trường thông qua các chỉ số về độ thâm nhập, tần suất nhắc tới, thị phần, và kết quả doanh thu bán hàng.

Chỉ số thực thi chiến lược

Đánh giá độ hiệu quả của chiến lược marketing cụ thể bao gồm kết quả quảng cáo, chỉ số bán hàng mới, và hiệu suất tại cửa hàng.

Cột mốc

Một kế hoạch luôn cần những cột mốc để thấy được tiến độ, như phần trăm thị trường, lượng sales, hoặc các mức lợi nhuận. Việc đạt được từng cột mốc sẽ cho thấy thương hiệu đang đi đúng hướng (hoặc không).

Danh tiếng thương hiệu: 

Các chỉ số liên quan đến danh tiếng thương hiệu có thể kể như chỉ số hài lòng (net promoter score), điểm review online, và nhận xét của người nổi tiếng hoặc phản hồi của những người theo dõi thương hiệu.

Đọc thêm: 5 câu hỏi cần đặt ra khi bắt tay vào kế hoạch xây dựng web

3. Xác định các vấn đề kế hoạch cần giải quyết

Với một tầm nhìn định sẵn và các cách đo lường sự thành công, mảnh ghép còn lại là các vấn đề để kế hoạch marketing quy định những hành động tương ứng. Bạn cần tập trung vào bốn câu hỏi sau:

  • Giá trị cốt lõi giúp thương hiệu chiến thắng là gì?
  • Tình trạng mối quan hệ của người tiêu dùng với thương hiệu là gì?
  • Vị trí cạnh tranh của thương hiệu là gì?
  • Bối cảnh kinh doanh mà thương hiệu đang phải xử lý là gì?

Sau khi đã thành thật trả lời những câu hỏi này, bạn có thể sử dụng kế hoạch marketing để chuẩn bị các hành động tiếp theo.

Đọc thêm: Brand Concept - Nền tảng cho chiến lược thương hiệu

4. Sử dụng kế hoạch marketing để hoạch định chiến lược cho thương hiệu

4. Sử dụng kế hoạch marketing để hoạch định chiến lược cho thương hiệu

Một khi đã có đủ tầm nhìn, vấn đề, và mục tiêu cụ thể, ta có thể bắt đầu xây dựng một kế hoạch marketing để thực thi. Mô hình sẽ như sau:

(A) Sự đầu tư cho tầm nhìn thương hiệu + (B) phương tiện tăng tốc + (C ) để tác động lên thị trường + (D) với các chỉ số đo lường.

Ví dụ

(A) Vinamilk muốn truyền tải định vị thương hiệu mới về “sự trẻ trung hợp thời” nên sẽ (B) thu hút người mua thông quan thiết kế mới và (C ) tạo ra sự kết nối chặt chẽ với (D) bằng chứng là doanh số bán hàng cho người trẻ.  

Với một mô hình chặt chẽ như vậy, kế hoạch marketing sẽ đảm bảo sự hướng dẫn cụ thể cho đội ngũ, với biên bản thực thi bao gồm:

  • Kế hoạch truyền thông thương hiệu - Hướng dẫn việc tạo ra câu chuyện thương hiệu, định vị thương hiệu và cách thúc đẩy người tiêu dùng để đạt được mục tiêu.
  • Kế hoạch đổi mới - Ý tưởng thương hiệu nên chỉ đạo nhóm phát triển sản phẩm quản lý các ý tưởng đổi mới ở các giai đoạn khác nhau, nhưng vẫn tập trung vào chiến lược của công ty.
  • Sales - Phương thức bán hàng chính là bộ mặt của thương hiệu giao tiếp với khách hàng. Do đó, hãy có một kế hoạch để đội sales biết cách áp dụng chiến lược marketing chuẩn xác.

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm template để sử dụng cho các kế hoạch này trong tương lai, hãy đón chờ nhé.

Kết

Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi tạo một kế hoạch marketing là cố gắng làm quá nhiều thứ một lúc. Khi doanh nghiệp phân bổ nguồn lực cho quá nhiều ý tưởng, sẽ khó có sự biến chuyển thực sự nào.

Đó là lí do bạn luôn cần một tầm nhìn đủ rõ để gạt bỏ mọi đám mây đen, để lộ tương lai mà thương hiệu cần đạt được. Marketing plan sẽ như bản đồ giúp bạn tránh những bước sai, và luôn có những bước đúng để chiến thắng.