Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

July 24,2024 - Vision on branding

Ethical Branding - Kiến tạo thương hiệu tốt cho xã hội

Từ “đạo đức” có lẽ không hợp với con người cho lắm. Chúng ta tiêu thụ quá nhiều, và nhiều khi mua các sản phẩm gây hại cho môi trường, động vật, và chính loài người luôn. Các công ty thì không có vẻ là sẽ dừng làm bất cứ điều gì để tối ưu lợi nhuận.

Vậy thì.. làm thế nào để doanh nghiệp đem lại lợi ích hơn cho xã hội? 

Sự thật là, một thương hiệu không thể tốt hay xấu. Tuy nhiên, các chiến lược và hành động của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người rằng công ty này là có đạo đức hay không có đạo đức.

Lúc này, Ethical Branding trở thành một khái niệm phổ biến hơn, mong muốn các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến xã hội, pháp luật, và sự sống.

Ethical brand - Thương hiệu có đạo đức là gì?

ethical brand là gì

Đạo đức của một thương hiệu được liên hệ trực tiếp với sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp. Một ethical brand nên đóng góp và quảng bá những gì tốt cho cộng đồng, thay vì gây hại.

Định nghĩa thương hiệu đạo đức:
Thương hiệu đại diện cho một công ty, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ và hoạt động:
1) đúng về mặt đạo đức
2) không gây hại cho con người, động vật và môi trường
3) đóng góp cho xã hội một cách có trách nhiệm, tích cực, bền vững

Đọc thêm: Tích hợp, tối đa hoá, vận hành, và nhất quán môi trường số trong doanh nghiệp

Tại sao điều này quan trọng?

Các công ty cũng là công dân của xã hội với quyền và trách nhiệm riêng. Một chiến lược xây dựng thương hiệu có đạo đức sẽ giúp doanh nghiệp có được những giá trị, sứ mệnh, và tầm nhìn để đóng góp cho xã hội một cách tích cực.

Lợi nhuận quan trọng, nhưng thế giới vẫn cần ngày mai. Ngoài ra, như một lợi ích thứ cấp, việc được công nhận là một thương hiệu có đạo đức sẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong một thị trường đông đúc.

Làm thế nào để tạo ra một ethical brand - thương hiệu có đạo đức?

Làm thế nào để tạo ra một ethical brand - thương hiệu có đạo đức?

Đây sẽ là một hành trình đáng giá, và bài viết này sẽ là những bước đầu tiên để có một xã hội tốt hơn nhờ sự đóng góp của doanh nghiệp. Hãy xem và tham khảo.

Sứ mệnh đạo đức của thương hiệu

Khi một công ty có thể trả lời câu hỏi “tại sao mình tồn tại”, thì chiến lược thương hiệu lâu dài cũng sẽ rõ ràng hơn. 

Để tìm được một sứ mệnh đạo đức, bạn sẽ cần nhìn rộng hơn trong doanh nghiệp, và nhận ra các mục tiêu bền vững thế giới đang theo đuổi. Đó có thể là giảm đói nghèo, nâng cấp giáo dục, bình đẳng giới, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, hoà bình, sức khoẻ, vv.

Để tham khảo, bạn có thể ghé thăm Patagonia - một thương hiệu thời trang dã ngoại Mỹ. Công ty này cam kết giảm thiểu tác động môi trường đến mức tối thiểu, và đã hành động bằng cách tinh giảm chuỗi cung ứng, nộp thuế Trái Đất, ủng hộ sự tối giản, cũng như tìm các cách tiếp cận mới trong kinh doanh.

Đọc thêm: Chiến lược thương hiệu và thiết kế song hành

Giá trị và nguyên tắc của thương hiệu

Sau khi đã có sứ mệnh, bạn cần chiến lược để tích hợp các giá trị đạo đức vào chiến lược thương hiệu. Một phương thức hoạt động tốt sẽ đáp ứng nhu cầu về quyền con người, lao động, môi trường, cũng như tránh tham nhũng và thiếu minh bạch.

Một vài giá trị đạo đức mà thương hiệu có thể tham khảo là:

  • Giúp đỡ cộng đồng trong khu vực sản xuất, mua bán
  • Hướng tới bình đẳng giới trong lao động
  • Thương mại công bằng (Fairtrade) trong các hoạt động

Sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm thiếu đạo đức (độc hại, nguy hiểm, bất hợp pháp,..) sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên thương hiệu kể cả khi đã có sứ mệnh tốt. Hãy tránh gây hại tới người, động vật trong quá trình sản xuất, cũng như đóng góp tích cực cho xã hội.

Bạn có thể thay đổi nguồn năng lượng “xanh” hơn, tạo ra các sản phẩm ít chất độc hại, hay nghiên cứu các công thức sử dụng nguyên liệu vô hại với môi trường.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy các thương hiệu mỹ phẩm như Cocoon hay Cỏ mềm đã thành công trong việc tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường từ nguyên liệu, bao bì, đến nhân công.

Sản xuất

Vào ngày 24/04/2013, toà nhà Rana Plaza ở Bangladesh đổ sập gây ra cái chết của hơn 1000 nhân công sản xuất quần áo cho các thương hiệu phương Tây như Mango, Benetton, Primark,..

Ngành thời trang, và cả các ngành khác, có thể phòng tránh các thảm hoạ tương tự khi cân nhắc một chiến lược sản xuất bền vững hơn thông qua:

  • Sử dụng chất liệu thân thiện và có thể tái chế
  • Hạn chế bao bì đến mức tối thiểu
  • Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn với mức lương công bằng
  • Bảo vệ động vật và môi trường

Chuỗi cung ứng

Tương tự, doanh nghiệp cũng có thể tinh giản chuỗi cung ứng để giảm tác động lên hành tinh:

  • Sử dụng các nhà cung cấp địa phương hoặc đảm bảo họ đạt tiêu chuẩn sản xuất xanh
  • Giảm thiểu vận chuyển và các khâu trung gian
  • Tối ưu việc sử dụng nguyên vật liệu và bao bì trong cửa hàng

Đọc thêm: Sustainable brand - Các thương hiệu phát triển bền vững đang dẫn đầu thị trường bằng việc cứu hành tinh

Sự giao tiếp

Sự giao tiếp của ethical brand

Đơn giản thì, đừng lừa dối người tiêu dùng. Một thương hiệu đạo đức sẽ minh bạch trên tất cả các kênh, và không quảng bá sản phẩm theo cách phóng đại hoặc che đậy thông tin.

Đây là vài cách để bạn theo đuổi sự minh bạch trong giao tiếp:

  • Sử dụng ngôn từ đơn giản, tránh các từ khoa học phức tạp
  • Minh bạch và không lừa dối về các hoạt động, đối tác, nghiên cứu
  • Đảm bảo thông điệp đưa ra không ủng hộ tiêu dùng quá mức hay thao túng tâm lý gây tự ti với người xem
  • Cung cấp chính xác những gì được quảng cáo, hoặc bạn sẽ mất niềm tin từ người tiêu dùng

Ví dụ, Fairphone - hãng điện thoại thông minh đến từ Hà Lan đã cam kết cung cấp sản phẩm minh bạch với ít tác động lên môi trường. Người dùng có thể tự mua và thay thế các phần, thay vì phải mua hẳn 1 chiếc máy mới khi bị hỏng.

Các nhân viên và tổ chức khác

Văn hoá công ty cũng là một phần quan trọng trong việc cấu thành một thương hiệu đạo đức, với các yếu tố như:

  • Công bằng giới 
  • Không phân biệt đối xử với quốc gia, vùng miền, tôn giáo
  • Lương minh bạch
  • Xây dựng năng lực chuyên môn
  • Điều kiện lao động an toàn, tôn trọng quyền riêng tư
  • Phòng tránh tham nhũng, quấy rối, không trung thực

Nhưng ngoài các nhân viên, thương hiệu vẫn cần tác động các tổ chức khác như cổ đông, nhà đầu tư, chính phủ, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ, và công chúng. Doanh nghiệp sẽ cần lắng nghe và phản hồi cả những quan tâm từ những bên này. 

Cộng đồng

Cuối cùng, thương hiệu nên trở thành một phần của cộng đồng, tôn trọng và ủng hộ văn hoá vùng.

Doanh nghiệp có thể ủng hộ các tổ chức phi chính phủ, hoặc trực tiếp đầu tư cho các sự kiện đại phương, bảo tồn văn hoá,vv. Thậm chí, bạn có thể đưa ra mô hình kinh doanh trao trả lại cho cộng đồng thông qua một phần lợi nhuận.

Tom Shoes có lẽ là ví dụ rõ nhất, khi với mỗi đôi giày bán ra, họ đều trích một phần lợi nhuận dành cho các cộng đồng đang cần giúp đỡ.

Kết

Bài viết này không nhằm khiến các chủ doanh nghiệp phải thấy mình còn nhiều thiếu sót với xã hội. Trái lại, chúng tôi muốn cho thấy vẫn còn nhiều cách để trao đi cho xã hội, và nhận lại những cái nhìn tích cực từ người tiêu dùng. Chúng ta đều cùng sống trên một hành tinh.

Vậy, bạn còn ý tưởng nào khác để trở thành một ethical brand - thương hiệu có đạo đức không?