Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

August 09,2022 - Vision on branding

Đã đến lúc các brand phải đổi mới và phát triển có mục đích

Các thương hiệu luôn có nguy cơ vấp phải những cạm bẫy đổi mới phổ biến

Tuy đột phá và đổi mới đã trở thành một quy luật chung, phát triển và cải thiện suốt thập kỉ qua, tỉ lệ thất bại vẫn tiếp tục quanh mức 90%. Trước dịch, những con số đã đủ đáng sợ, nhưng trong thế giới hậu đại dịch ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng và đôi khi không thể đoán trước được, chúng dường như không thể vượt qua được.

Tuy vậy, vẫn luôn rất quan trọng để đổi mới. Những thương hiệu không hoạt động để gia nhập thị trường hay phản ứng với những nhu cầu biến đổi của khách hàng, hay không còn cung cấp những gì cần thiết với khách hàng vì nhu cầu và hành vi đã thay đổi, sẽ bị bỏ lại đằng sau. 

Ví dụ, ở Mỹ, 68% khách hàng báo cáo rằng dịch bệnh đã thay đổi những sản phẩm và dịch vụ từng rất quan trọng. Và, sau cuộc Đại suy thoái năm 2008, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 100 công ty sáng tạo nhất đã giảm gấp đôi đầu tư vào R&D và đổi mới, hướng tới lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn.

Cũng rõ ràng thương hiệu cần nỗ lực hết mình để đột phá. Tuy nhiên, đổi mới vì lợi ích của đổi mới là một cách chắc chắn để trở thành một thống kê. Vì vậy, nếu đổi mới thành công rất khó và có nhiều khả năng thất bại, nhưng đó là một công việc quan trọng trong thời đại hiện nay, thì làm thế nào để một công ty có thể thành công? 

Chúng tôi đã định hình 2 cách để thương hiệu tránh những cạm bẫy phổ biến và đổi mới có mục đích.

Sử dụng thương hiệu như bàn đạp để đổi mới

Những công sức đổi mới sẽ hiệu quả hơn nếu mục đích thương hiệu là kim chỉ nam hoạt động. Hãy nhìn vào ví dụ Peloton, với mục đích đưa mọi người gần nhau hơn qua tập luyện và thúc đẩy mọi người trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Hãng đã làm điều này với những thiết bị cũng như ứng dụng thật sự hiệu quả, cho phép người dùng stream mọi bài tập theo nhu cầu. Thư viện nội dung cũng phát triển liên tục, sản phẩm xe đẹp thì được cập nhật các tính năng mới, và số lượng bài tập tiếp tục mở rộng. Khi Michael Phelps nói rằng anh thường xuyên đạp xe, có lượng lớn nội dung cũng tập trung vào lần đầu tập thể dục của mọi người. 

Khi mục đích thương hiệu là một phần của chiến lược, thì sự đổi mới phù hợp chặt chẽ hơn với sứ mệnh của thương hiệu, phân biệt hơn trong thị trường và có nhiều khả năng tạo ra tác động hơn. Nói tóm lại, thương hiệu và sự đổi mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Khi mục đích thương hiệu không phải là một phần của chiến lược, những chuyên gia hoạch định sẽ rơi vào các cạm bẫy. Chúng có thể bao gồm đầu tư vào những ý tưởng không thể liên kết tới nhu cầu sâu sắc của người dùng, hay say mê với một ý tưởng mà sẽ không phù hợp với thương hiệu, hoặc giả định rằng thương hiệu có thể mở rộng theo những hướng mới quá tham vọng, điều này có thể dẫn đến việc ra mắt sản phẩm và tính năng không được tin tưởng khi tiếp cận thị trường. Và, nếu sự đổi mới vượt qua được những rào cản này và được ra thị trường, thì thường xuyên hơn, nhóm thương hiệu sẽ cố gắng hiểu rõ các mảng và truyền đạt mục đích thương hiệu thông qua ý tưởng mới. Một câu chuyện được định sẵn là hoặc sẽ lộn xộn, hoặc sẽ vòng vo.

Tự hỏi bản thân: Mục đích thương hiệu có phải là một điều cần cân nhắc khi muốn đổi mới?

Nếu câu trả lời là không, hãy dành thời gian với đội ngũ để hiểu thực sự về mục đích thương hiệu và tích hợp như một đầu vào quan trọng trong quá trình làm việc. Khi chọn nhóm làm việc nhỏ để thúc đẩy sự tham gia đổi mới, hãy đảm bảo nhóm bao gồm cả các thành viên của nhóm thương hiệu.

Ngắn gọn hơn, thương hiệu và sự đổi mới gắn bó chặt chẽ với nhau.

Hiểu rõ thực tế hôm nay và tương lai

Đổi mới hiệu quả sẽ được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu giữa thực tế hiện tại kết hợp với tầm nhìn tương lai đã định sẵn. 

Để thành công, những người kiến tạo đổi mới cần nhìn cả vào 3 mảng sau: người tiêu dùng, doanh nghiệp và thương hiệu, và thiết kế tương lai tích hợp. Sẽ dễ sai sót nếu chỉ vào insight của một hay hai mảng thay vì tất cả. Đa số các công ty sẽ thấy thú vị khi khám phá nhu cầu người dùng nhưng thất bại khi thấy sự phát triển dự kiến của thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Điều này khiến các team giải quyết vấn đề không có cái nhìn đầy đủ về những gì họ thực sự mong muốn đạt được. Thành công đòi hỏi sự hiểu biết về cả ba mảng trên và tìm kiếm giao điểm về cách có thể kết hợp với nhau để tạo ra cơ hội.

Khi tìm hiểu về nhu cầu người tiêu dùng, những người kiến tạo đổi mới cần hiểu mọi người đang muốn và cần điều gì, nhu cầu của họ liệu có phát triển không, và có xu hướng nào ảnh hưởng tới kì vọng không. Khi tìm hiểu doanh nghiệp, sẽ có lợi hơn khi nhìn vào sâu bên trong để định hướng những khả năng và tài sản đặc biệt luôn có cũng như sức mạnh của các ý tưởng từ tương lai. Với thương hiệu, cũng rất quan trọng để hiểu cách giao tiếp với khách hàng, và cũng như cách tạo nên tiến bộ mới trong cuộc sống của họ. Điều này vẽ ra viễn cảnh sắc nét về hiệu suất làm việc của các brand khi làm nổi bật những cơ hội, cải thiện mức độ kết nối hoặc tiến bộ được cung cấp.

Hãy tự hỏi bản thân: Bạn có đang sử dụng phương pháp nghiên cứu để hiểu sâu sắc những gì đang tồn tại ngày nay cũng như nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp và thương hiệu của bạn đang hướng tới trong tương lai không?

Nếu không, hãy khám phá các công cụ có thể cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của thương hiệu ngày nay, thực hiện nghiên cứu để hiểu sâu sắc về người tiêu dùng và cuối cùng là tìm ra những tài sản và khả năng tiềm ẩn mà một doanh nghiệp duy nhất mang đến cho thách thức đổi mới.

Khi các thương hiệu tìm cách tạo ra những gì tiếp theo, điều quan trọng là phải hiểu rằng tất cả sự đổi mới không được tạo ra như nhau.

Mặc dù đổi mới có thể là một canh bạc, nhưng đó là điều cần thiết trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay. Để tạo ra những trải nghiệm, sản phẩm và doanh nghiệp sẽ thiết lập lại kỳ vọng của khách hàng, đồng thời tạo ra sự phát triển và lòng trung thành trong quá trình này, đổi mới có mục đích là chìa khóa.