Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

August 08,2022 - Vision on branding

Đã đến lúc để brand "tiến hoá" lên cấp cao hơn ?

Nếu thực hiện đúng, “thay máu” hệ thống thương hiệu có thể đem lại hiệu quả không ngờ. Vậy, câu hỏi được đặt ra là, khi nào cần thay đổi? 

Để cập nhật hệ thống thương hiệu, có vô vàn yếu tố là động lực, từ tính năng, như thích ứng với kênh mới, hay như cách xây dựng hệ thống hỗ trợ đối thoại xã hội. 

Hơn thế nữa, viễn cảnh digital ngày nay yêu cầu brand luôn phải trong trạng thái “on”. Cơ sở hạ tầng và nội dung cần thiết để đối thoại liên tục rất khác so với các mô hình campaign-to-campaign cũ trước đó. Chính vậy, những yếu tố này đang thay đổi cách các công ty thể hiện mình.

Công ty cần luôn được “thúc giục” để nói lên tiếng nói của mình với các vấn đề xã hội, cũng rất ảnh hưởng tới sự thể hiện về mặt thị giác. COVID 19, một vấn đề xã hội, sau vụ thảm sát của George Floyd, và những vấn đề công cộng khác đã thúc đẩy nhiều công ty từng đứng ngoài lề, nay bước ra ngoài và có quan điểm công khai hơn trong giao tiếp. Sự đa dạng, công bằng, hòa nhập và từ thiện không còn là chủ nghĩa tokenism nữa khi các công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể trong việc tuyển dụng, bình đẳng trong trả lương và đầu tư vào các cộng đồng mà họ hoạt động.

Công nghệ mới, cơ hội mới

Sự tức thời từ các kênh digital cũng như mạng xã hội yêu cầu thương hiệu phải gắn bó, phải thuộc về văn hoá chung. Mọi người hình dung rằng sẽ tương tác với brand khi rảnh. Vì thế, các hệ thống thương hiệu ngày nay phải chuyển đổi từ chỉ huy và kiểm soát marketing một cách cứng nhắc sang một bộ nguyên tắc phổ biến hơn và có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai, ở bất kỳ cấp độ nào, trong bất kỳ vai trò nào.

Càng phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ qua thiết bị số, người dùng càng mong đợi trải nghiệm liền mạch cũng như tương tác cùng brand qua mọi thiết bị, dù là điện thoại, đồng hồ, bộ điều nhiệt hay loa thông minh. Thương hiệu càng muốn mở rộng độ phủ, công ty càng phải nghĩ toàn diện về cảm xúc và giọng nói thương hiệu (với tình hình hiện tại, thật sự là giọng nói nghĩa đen) qua trải nghiệm người dùng. 

Bộ toolkit thiết kế phải cho phép ngôn ngữ trải nghiệm toàn diện, bao gồm các tín hiệu hình ảnh, lời nói và cảm xúc. Ngôn ngữ sản phẩm bao gồm cả thư viện mẫu - chẳng hạn như các tương tác chuẩn, các nút và biểu mẫu và các thao tác chạm hoặc vuốt - nhưng cũng bao gồm các dấu hiệu dễ nhớ như chuyển động, âm thanh và ánh sáng.

Góc tự hỏi

Để xây dựng hệ thống mới, doanh nghiệp cần nghĩ về cả thị trường cổ phiếu, và làm thế nào để luôn cập nhật, nếu không muốn nói là đi trước thị trường. Dưới đây là một số câu hỏi để tự hỏi về hệ thống trực quan của công ty, liệu:

- Có được thiết kế để truyền tải chiến lược kinh doanh không?

- Có thể hiện được giá trị doanh nghiệp?

- Có đồng cảm với người dùng chủ đạo không?

- Có hỗ trợ các mối quan hệ mang tính chiến lược không?

hay

- Có thể được bày tỏ qua giọng nói độc quyền?

- Tông giọng có tính “người” trong đó không?

- Tin nhắn có linh hoạt phù hợp dựa trên ngữ cảnh không?

- Có cho phép trò chuyện tại thời điểm hiện tại không?

hay

- Có được xây dựng cho thế giới ưu tiên kỹ thuật số?

- Có thói quen tương tác nào giàu ý nghĩa không?

- Có quy định nào cho motion và video không?

hay

- Có thể được nhúng qua trải nghiệm không?

- Có cho phép brand thể hiện mình, không chỉ trong lúc quảng bá, mà còn xuyên suốt hành trình người dùng, không?

- Hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng dựa trên các ngữ cảnh không?

hay

- Có dễ thích ứng và sử dụng không?

- Có dễ hiểu để sử dụng không?

- Nội dung và nguyên tắc có dễ dàng truy cập, lý tưởng là từ trung tâm thương hiệu trực tuyến không?

- Các team có thể có cảm hứng thực hiện nhiều nhất với hệ thống không?

Nếu câu trả lời là không cho bất cứ câu hỏi nào phía trên, đã đến lúc để thương hiệu khám phá và phát triển cách thể hiện mình. Cập nhập danh tính là một bước tiến lớn, nhưng cũng quan trọng với thành công của thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như bây giờ.