Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

September 12,2022 - Vision on branding

Cân nhắc về sự tối giản

Sự tối giản hoá là một bước quan trọng của Nỗ lực tiếp thu Nhận thức. Đây là yếu tố quyết định cách bộ não nhìn nhận một vấn đề mãi về sau. Câu hỏi đặt ra là, cần thiết là vậy, vì sao tối giản hoá lại khó áp dụng?

cân nhắc về tối giản

Với dân nghệ sĩ, tối giản hoá là phong cách trực quan, luôn là trào lưu trong mọi lĩnh vực, từ nội ngoại thất tới thiết kế. Tuy nhiên, tối giản hoá quá mức dễ trở thành đơn điệu quá mức. Tối giản quá đà là một vấn đề thường gặp với dân thiết kế cũng như những người trong ngành nghề tương tự, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình lên concept, từ đó sáng tạo hình thức trực quan của sản phẩm. Nhìn chung, tối giản hoá ảnh hưởng tới dân thiết kế cảm nhận về thế giới xung quanh, trong cả tiến trình sáng tạo và sản phẩm sau cùng. 

Tối giản hoá từ tâm trí

Nỗ lực tiếp thu nhận thức là quá trình đơn giản ta phải trải qua trước khi thực sự có nhận thức cụ thể về sản phẩm. Phản ứng tức thời này quyết định nhận thức của chúng ta về mọi thứ khi nhìn kỹ để hiểu hình thức và chức năng của các đồ vật và nghệ thuật.

Như dưới hình dưới đây, tối giản hoá xảy ra ngay trước khi nhận thức hình thành, điều này thể hiện ý nghĩa quan trọng của việc cố ý đơn giản hóa cách chúng ta nhìn nhận thế giới.

cân nhắc về tối giản
Tối giản cuộc sống xung quanh cho phép bộ não tiếp thu và lưu trữ thông tin nhanh và chính xác, trừ một số chi tiết nhỏ quá cụ thể. Tuy nhiên, nếu quá khái quát và đơn giản mọi thứ, sự đơn điệu quá mức có thể tác động nghiêm trọng đến cách nhìn thế giới và bản thân, đối với dân nghệ thuật, tác động tiêu cực đến việc sản xuất các khái niệm và ý tưởng của một tác phẩm nghệ thuật.
Tối giản quá đà

Sai lầm của tối giản hóa quá đà xảy ra khi ai đó bỏ qua các khía cạnh cụ thể của một ý tưởng, đối tượng hoặc trải nghiệm phức tạp. Các xu hướng đơn giản hóa quá đà mang hàm ý tiêu cực vì thường khiến một vấn đề đang tồn tại trở thành một tình huống tiến thoái lưỡng nan tồi tệ hơn.

Ví dụ, mọi người có xu hướng tối giản hóa quá mức các vấn đề phức tạp dẫn đến sự phức tạp với những vấn đề tồn đọng. Tối giản hóa có thể được sử dụng như một quá trình đối phó để hiểu thế giới quanh ta, điều này giải thích tại sao ta thích hình dung hình dáng từ những đám mây, hình dạng hình học đơn giản và hơn thế nữa. Cuộc đối thoại nội bộ về cách cân bằng mức độ đơn giản hóa thích hợp trong một kịch bản nhất định sẽ ảnh hưởng đến phản ứng trực quan. 

Tối giản hoá trong xu hướng tối giản

cân nhắc về tối giản

Tối giản là một xu hướng nghệ thuật lấy cảm hứng từ kiến trúc những năm 1960s. Phong cách này đã chạm đến cách tiếp cận cực đại, chuyển những tác phẩm nghệ thuật thành khối hình học đơn giản. Những hình khối này bao gồm hình vuông và hình chữ nhật là nền tảng của tác phẩm. 

Ban đầu, tối giản là cách đơn giản hoá vật thể qua những cách cực đoan là hướng tới mô tả bất kỳ hình thức thực tế nào. Nghệ thuật tối giản loại bỏ sự tương tác của người xem với nghệ thuật, thay vào đó thông qua cảm xúc hoặc cố gắng hiểu qua nhận thức riêng về thế giới bên ngoài. Các nghệ sĩ theo trường phái tối giản đơn giản hóa mọi thứ đến mức tối đa để người xem phản ứng với thực tế của vật thể trước mặt. 

Những hình thức này ra đời như một phản ứng đối với tranh Action/Gestural, nhằm phổ biến tín ngưỡng riêng và không hề tham khảo bất cứ thứ gì khác. Quá trình siêu đơn giản hóa này mang mục đích riêng về concept và thực thi, và ta vẫn thấy tác động của nó thường xuyên trong một số phong trào như chủ nghĩa tối giản hiện đại trong thương mại.

cân nhắc về tối giản

Tối giản khác hẳn với đơn điệu quá đà. Đơn giản hoá là cách tiếp cận tối giản, chỉ giữ lại đường nét đặc trưng, thể hiện góc nhìn độc đáo của tác giả. Sức mạnh thật sự của tối giản hoá là khi quá trình và tác phẩm cuối cân bằng giữa sự thật, vẻ đẹp, mang sự đồng điệu mà vẫn phản ảnh được đúng sự vật. Những tác phẩm của quá trình tối giản hoá thường được bắt gặp trong một số lĩnh vực nghệ thuật khác như hội hoạ.

Vẻ đẹp của sự tối giản

Ví dụ cho sự tối giản trong cuộc sống hiện nay là những tác phẩm của Dan Miller. Ông tin rằng những gì tinh hoa nhất của thiên nhiên chỉ được bộc lộ qua nét bút tối giản. Dành không ít thời gian và công sức để quan sát thiên nhiên qua cả camera và hoạ cụ. Mối quan hệ tâm linh của ông với thiên nhiên được thể hiện dễ hiểu qua sự hình ảnh trực quan dễ hiểu, kết lại bằng những tinh tuý trên bức canvas.

cân nhắc về tối giản
Miller thậm chí còn tin rằng, linh hồn của một nơi chốn sẽ mất đi nếu ông cố đưa vào mọi chi tiết, tạo thành khung cảnh phức tạp. Sử dụng kĩ thuật và phong cách đặc trưng, mọi hình dáng đều được Miller tối giản thành vật thể cơ bản. Kết quả sau cùng luôn thể hiện quá trình và cách thế giới phản chiếu trong con mắt của Miller. 

Điều quan trọng phải hiểu là, sự tối giản về hình thức hay những ý tưởng đơn giản không có nghĩa đối ngược với những tác phẩm phức tạp và chi tiết. Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất, đến từ những nghệ sĩ vĩ đại nhất vẫn phảng phất phong cách cầu kì đến từng chi tiết, nhưng sự tối giản vẫn thể hiện trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. 

Tối giản hoá nhắc người nghệ sĩ và cả người xem phải chậm lại để hiểu được quá trình sáng tạo, hiểu được phong cách ghi dấu ấn nào sẽ mang lại kết quả tốt, hay rộng hơn là hiểu sự vật hơn qua một lăng kính khác, cụ thể hơn là qua góc nhìn của người làm công việc sáng tạo. 

Sau cùng, tối giản hoá quan trọng hơn chỉ là một bước trong quá trình sáng tạo, mà còn thể hiện vẻ đẹp của sự đơn giản, đáng được cân nhắc mỗi khi người nghệ sĩ cất bút khắc hoạ cuộc sống.