October 05,2022 - Vision on branding
Đừng bao giờ bỏ bê nội dung!
Bài viết này sẽ chia sẻ về cách tiếp cận hướng vào đối tượng có thể giúp designer hiểu hơn về các dạng nội dung sao cho phù hợp với các nhu cầu của người dùng.
Chuyên về thiết kế sản phẩm, chúng ta thường dành lượng lớn thời gian làm việc với người dùng. Ta đảm bảo người dùng được chú ý tới trong mọi bước của quy trình. Tuy nhiên, khi nói tới content, ta thường định dạng về thể loại (văn bản, hình ảnh, video hoặc âm thanh) và quyết định về thứ bậc của nó, thiết kế giao diện sẽ điều chỉnh nội dung theo nhu cầu người dùng. Vì thế, ta cần hiểu về các khả năng, sự phụ thuộc và yêu cầu của các dạng nội dung. Giao diện người dùng hoạt động ở điểm giao nhau giữa khả năng nội dung và nhu cầu của người dùng.
Cụ thể hơn, khi nói về content, tôi không nói về những câu từ văn bản hay hình ảnh, cũng không phải về tông giọng thương hiệu hay câu chuyện đằng sau đó. Thay vào đó, tôi coi content như là một vật có cấu trúc với các thành phần và chi tiết. Ví dụ, đoạn văn bản này có dưới dạng một khối không, hay có thêm sắc thái thông qua các yếu tố riêng biệt như dòng tiêu đề, dòng phụ và nội dung với các đoạn văn không? Video dài như nào? Nội dung có liên quan tới tác giả nào không? Tỷ lệ khung hình của hình ảnh (ngang hoặc dọc) là bao nhiêu? Các điểm dữ liệu cho biểu đồ chi tiết như thế nào?
Vấn đề với sự quy chuẩn
Sự xuất hiện của các ứng dụng điện thoại đã thúc đẩy mạnh mẽ các vấn đề tiêu chuẩn hoá. Các khung nhìn mới đã tạo ra những thách thức mới về tính nhất quán và mạch lạc. Việc sử dụng lại các mẫu giao diện người dùng cho phép designer tập trung vào các vấn đề của người dùng thay vì tạo ra các mẫu, từ đó làm giảm đường cong lĩnh hội cho người dùng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tiêu chuẩn hóa làm giảm nỗ lực phát triển. Vậy vấn đề của sự phát triển này là gì?
Về lý thuyết, chả có vấn đề gì! Nhưng nhìn vào thực tế, có vẻ như chúng ta đã đi quá xa. Ví dụ, Christian Beck đã từng thắc mắc trong bài báo “Hệ thống thiết kế tạo nên designer tệ” rằng, vì sao designer nên bận tâm tới các nguyên tắc thiết kế nếu nướng vào hệ thống thiết kế. Tôi muốn mở rộng điều này hơn, thành, Tại sao designer nên cố gắng hiểu nội dung nếu việc sao chép một mẫu ở nơi khác dễ dàng hơn?
Có vẻ chúng ta đã phụ thuộc quá mức vào các người khổng lồ công nghệ để tìm cảm hứng. Ta thường bắt chước các mẫu thành công khác mà không nhìn lại ngữ cảnh khác nhau. Theo kinh nghiệm của tôi, rất khó để chọn mẫu đúng mà không hiểu về nội dung cũng như ngữ cảnh cần thiết. Tốt nhất, điều này sẽ dẫn tới giao diện có thể trao đổi. Còn tệ nhất, điều này tạo nên trải nghiệm rời rạc. Trong cả 2 trường hợp, ta đều đánh mất cơ hội làm nổi bật content của mình.
Để thiết kế một khung ghế kim loại, bạn cần hiểu cách kim loại hoạt động. Cần phải biết rằng ghế phải dày như thế nào để mang được trọng lượng yêu cầu. Bên cạnh đó, cần hiểu cách uốn cong ghế để đưa về kích cỡ cần thiết. Hãy thử nghiệm về cách hoàn thiện để sản phẩm đạt được ngoại hình mong muốn. Nếu định sản xuất số lượng lớn thì càng phải đi sâu hơn. Phải hiểu về cách nhà máy hoạt động, về các bước cần thiết để tạo ra ghế. Bước nào sẽ phức tạp hoặc gây rủi ro về chất lượng. Nếu không có những kiến thức này, thì bạn chỉ có thể sáng tạo được những cái ghế dù đẹp nhưng vô dụng, chẳng ai muốn ngồi lên.
Điều này áp dụng tương tự với các sản phẩm số. Ta phải hiểu cách các nội dung thể hiện như thế nào. Hãy hiểu cách linh hoạt của của content, cũng như thử nghiệm để biết khi nào nó không hoạt động nữa. Nếu không thì sẽ không thể xây dựng content để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Cách tiếp cận ưu tiên nội dung
Vậy làm sao để hiểu content, và khía cạnh nào sẽ ảnh hưởng tới mẫu và mô hình UI?
Câu trả lời là: Một cách tiếp cận hướng đối tượng giúp cấu trúc nội dung. Thay vì tập trung vào luồng người dùng, cách này tập trung vào nội dung bằng cách cố gắng nắm bắt trải nghiệm người dùng thông qua các đối tượng nội dung khác biệt nhưng liên quan và các yếu tố của chúng.
Dành thời gian học về content của mình sẽ giúp tạo ra những mẫu UI phù hợp hơn. Đồng thời, điều này cũng sẽ dẫn tới các mô hình khái niệm liên quan hơn, khả năng sử dụng và trải nghiệm người dùng tốt hơn. Đây là cách tiếp cận của tôi để chọn các mẫu từ nội dung.
1. Kho nội dung
Để tránh những điều bất ngờ trong quá trình đi xa hơn, cần có một cái nhìn tổng quan tốt về nội dung, cần biết tất cả các yếu tố nội dung và hiểu chúng liên quan như thế nào.
Bắt đầu bằng cách xác định các đối tượng nội dung chính của ứng dụng. Sau đó, đi sâu hơn một cấp và liệt kê các yếu tố nội dung khác. Bắt đầu với các yếu tố nội dung cốt lõi và siêu dữ liệu. Sau đó, ánh xạ các đối tượng lồng nhau. Cuối cùng, hãy liệt kê tất cả các hành động (CTA - kêu gọi hành động) mà người dùng sẽ cần để làm việc với đối tượng.
2. Nghiên cứu nội dung
Một khi đã có kho nội dung, đã đến lúc để nhìn vào từng thuộc tính của phần tử nội dung. Từng hình ảnh, video, tiêu đề hay thân văn bản đều có chi tiết cụ thể, hạn chế và yêu cầu khác nhau. Hãy ghi nhớ rằng các thành tố đó đều phụ thuộc vào ngữ cảnh và phần back-end.
Đây là một số khía cạnh tôi thường đào sâu vào:
- Nguyên bản: Nội dung đến từ đâu? Nội dung này có phức tạp, hay tới từ cơ sở dữ liệu? Những nội dung này có phải do người dùng tạo ra hay không?
- Ngoại hình: Số lượng ký tự điển hình của dòng tiêu đề, đoạn giới thiệu hoặc nội dung là bao nhiêu? Kích thước và tỷ lệ co mặc định của hình ảnh hoặc video là gì? So với phương sai phổ biến nhất hoặc mặc định, phương sai cần xử lý là gì? Bao lâu thì những cực đoan đó sẽ xảy ra?
- Mối quan hệ: Các yếu tố đó liên quan với nhau như thế nào? Họ có mối quan hệ 1-1 hay quá nhiều? Có sự phụ thuộc giữa phần tử này và phần tử khác không? Ví dụ: một đoạn giới thiệu có thể là một đoạn trích từ bản sao nội dung.
- Hệ thống phân cấp: Tất cả các phần tử liên quan có bằng nhau không hay một số có mối quan hệ cha - con?
- Phiên bản & trạng thái: Nội dung có thay đổi theo thời gian không hay nội dung sẽ giữ nguyên?
3. Các yếu tố đối tượng
Bây giờ chúng ta đã biết các phần nội dung và những hạn chế của các nội dung, hãy xem chúng sẽ như nào trong khi ở cùng nhau. Các đối tượng nội dung được sử dụng ở nhiều nơi và nhiều hình dạng trong suốt ứng dụng. Ví dụ: Cùng có thể được hiển thị dưới dạng quảng cáo xem trước hoặc trang chi tiết.
Xác định và chi tiết các trường hợp cần thiết. Khi biết vị trí một đối tượng được hiển thị trong ứng dụng, hãy liệt kê các yếu tố nội dung cho mỗi dịp. Tốt nhất, hãy thực hiện theo thứ tự ưu tiên yếu tố nội dung của từng đối tượng.
4. Chọn mẫu chính xác
Cuối cùng, chúng ta đều phải sử dụng kiến thức để chọn mẫu UI phù hợp cho từng trường hợp. Mẫu được chọn phải phù hợp với người dùng cũng như các yêu cầu về nội dung. Mẫu UI lý tưởng sẽ phục vụ tốt cho yêu cầu về nội dung và cho phép người dùng đạt được mục tiêu của mình.
Lý tưởng nhất thì các mẫu được sử dụng cho các mô tả khác nhau của cùng một đối tượng phải có cảm giác mạch lạc. Vì vậy, ví dụ: thẻ mở đầu không được tạo cảm giác quá khác so với trang chi tiết mà thẻ liên kết đến.
Kết
Chúng ta, những designer, cần phải nghiêm túc hơn về nội dung và cấu trúc nội dung. Nội dung là tài liệu của chúng ta. Giao diện người dùng là công cụ để điều chỉnh nội dung theo nhu cầu của người dùng. Nếu ta không biết những ràng buộc về chất liệu mình sử dụng, nó sẽ bị phá vỡ. Nếu ta không biết lợi thế của nó, ta sẽ không bao giờ làm cho nó tỏa sáng. Người dùng rất quan trọng, và nội dung cũng vậy.