Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

January 24,2021 - Research & Data

Ngành Công Nghiệp Làm Font Và Nhu Cầu Hiện Nay

Câu chuyện về ngành làm font và lịch sử của typography

Chữ viết luôn là một phần quan trọng đi cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Bắt đầu với những chữ tượng hình trong hầm mộ của các Pharaoh kể lại những hiển tích, hay chữ viết tay trong các tài liệu tôn giáo được lưu truyền suốt hàng ngàn năm lịch sử. Và việc phát minh ra máy in đã lần đầu tiên cách mạng hoá quá trình truyền đạt thông tin của con người. Tới thời kỳ cách mạng công nghiệp, lần đầu tiên năng suất của nhân loại tăng vọt nhờ vào sự phát triển vượt bậc của cơ khí, máy móc. Sản phẩm mà con người tạo ra không còn chỉ đủ mà tới mức dư thừa, điều này đã thúc đẩy việc cạnh tranh trong thị trường tại những quốc gia có nền kinh tế mở như Anh Quốc. 

 

AB1

 

Ngành thiết kế font chữ tại Anh, đặc biệt là London phát triển rực rỡ và bước tới thời kì hoàng kim nhất trong suốt giai đoạn trị vì của nữ hoàng Victoria, font chữ không còn được sử dụng để dùng cho mục đích in ấn sách, truyện hay báo mà còn để phục vụ cho nhu cầu quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp trên thị trường. Ngành làm font chữ thực chất cũng không còn quá mới mẻ như chúng ta nghĩ mà đã xuất hiện hàng trăm năm vừa qua. Từ khi con người sáng tạo ra những quy trình in ấn hiện đại hơn như in dập bản/ print press vào khoảng giữa thế kỷ 15, cũng kéo theo sự hình thành của các nhà chế tạo font chữ. Bắt đầu từ thế kỷ 17, London trở thành trung tâm của việc sản xuất và thiết kế font chữ, đi đầu là type foundry của nhà làm font nổi tiếng William Caslon trên phố Chiswell.

 

AB2

 

Tới nửa đầu của thế kỷ 20, khi thế giới bước vào những cuộc chiến tranh trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu truyền đạt thông tin của con người là cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng đi kèm với đó là việc mọi nguyên liệu và tài nguyên cần được sử dụng một cách có trách nhiệm và tối ưu nhất. Điều này đã thúc đẩy những nhà sản xuất font chữ gây dựng nên những bộ font có tính ứng dụng cao hơn cũng như tiết kiệm nhiều chi phí hơn trong việc sản xuất. Có thể kể một trong những bộ chữ nổi tiếng mà vẫn được sử dụng cho tới hiện tại là Futura được thiết kế bởi Bauer Type Foundry tại Đức.

 

AB3

Futura được định nghĩa bởi sự đơn giản, từ phần khung được hình thành từ những hình khối hình học cơ bản cho tới từng chi tiết tinh giản, đồng đều của con chữ. Việc thiết kế kiểu chữ đơn giản, ít chi tiết rườm rà giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí từ sản xuất tới in ấn cho những quốc gia lâm vào cảnh bần cùng sau thế chiến như Đức.

Đến sau những năm 50 của thế kỷ 20, khi nền kinh tế dần được phục hồi sau thế chiến thứ 2, các doanh nghiệp lại quay lại với công cuộc phát triển kinh tế, điều này đã thúc đẩy một nhu cầu cạnh tranh trên thị trường giữa các tập đoàn kinh tế của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ hay Anh. Với nhu cầu đó của thị trường, là sự lên ngôi của các họ chữ nổi tiếng như Helvetica hay Akzidenz Grotesk đến từ các type foundry tại Thuỵ Sỹ. Những font chữ trên với dáng vẻ chắc chắn, form chữ tối ưu nhất cho việc đọc nhưng cũng không hề có những chi tiết thừa thãi đã mang lại một cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại mà các tập đoàn kinh tế thời điểm bấy giờ cần thiết để truyền thông và quảng bá về bản thân tới khách hàng

Trước đây mô hình của ngành làm font đó là việc người dùng trả tiền để có quyền sử dụng sản phẩm font chữ khi họ ứng dụng trên các ấn phẩm truyền thông hoặc phục vụ cho các công việc kinh doanh trong một khoảng thời gian được quy định trước tuỳ thuộc vào dạng hợp đồng. Các nhà làm font sẽ tổ chức và nghiên cứu để thực hiện các bộ font có khả năng ứng dụng và độ phủ rộng rãi nhất cho nhiều đối tượng với nhiều nhu cầu khác nhau nhất có thể nhằm tối ưu hoá lợi nhuận của sản phẩm. Điều này vẫn đúng và vẫn được các nhà làm font trên thế giới thực hiện cho tận tới ngày hôm nay, tuy nhiên thế giới của chúng ta cũng đã thay đổi khác xa với thời kì mà William Caslon hay Paul Renner sinh sống.

Xem thêm: Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #1: Lựa chọn font chữ

Ngành làm font hiện đại

Bước vào thế kỷ 21, kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phổ cập của các thiết bị công nghệ cá nhân như máy tính hay điện thoại đã hình thành nên một thế giới số và mở ra nhiều triển vọng hơn nữa cho cả ngành làm font chữ. So với trước kia, thiết kế đồ họa, typography hay sâu hơn nữa đó là thiết kế font chữ trên thế giới vốn được gắn liền với định nghĩa là một ngành học thuật chỉ dành cho người được đào tạo chuyên nghiệp bài bản nay đã không còn trở nên quá xa lạ với phần đông công chúng. Với máy tính cá nhân, người dùng không chỉ là người tiếp nhận những sản phẩm typography được thiết kế từ những người có chuyên môn như sách, báo, tạp chí, poster,… Với những công cụ soạn thảo văn bản đơn giản như MS Word, chính người dùng phổ thông hiện nay cũng đã là người vận dụng typography.

Công nghệ phát triển nên các công cụ làm font chữ cũng phát triển. Với trước kia, font chữ thiết kế và sản xuất trên những khối kim loại dưới bàn tay của những người thợ lành nghề, những nhà thiết kế font chữ với vốn kiến thức sâu rộng. Bởi rào cản về mặt kỹ thuật và cơ sở vật chất, vậy nên một người bình thường khó có thể bắt tay vào tự chế tạo một bộ font chữ. Nhưng ngày nay, sự ra đời của những ứng dụng thiết kế font chữ số đơn giản, tiện dụng và ai cũng có thể cài trong máy tính cá nhân của mình như FontForge, Birdfont hay FontLab.

Tuy nhiên theo nhà sáng lập của FontLab Thomas Phinney nhận định, những phần mềm trên dù có đưa việc thiết kế một bộ font chữ đến gần với những người dùng cá nhân hơn nhưng vẫn đòi hỏi người dùng phải có một nền tảng kiến thức về font chữ nhất định trong khi phần lớn những người dùng hay thậm chí design có nhu cầu làm cho mình một font chữ riêng lại là những người có bản năng nghệ thuật và còn có phần khó tiếp cận với những kiến thức kỹ thuật, khô cứng của việc làm font. Tìm thấy được pain point này của những người dùng phổ thông, một số nền tảng thiết kế font chữ trực tuyến như Prototypo đã ra đời, nơi cho người dùng tương tác kéo thả những thanh lăn và nhìn thấy ngay tác động của chúng đối với font chữ mà thậm chí chẳng cần phải suy nghĩ quá nhiều về x-hight, serif, descender hay một mớ yếu tố chuyên ngành phức tạp khác để tạo ra một bộ font họ mong muốn.

Xem thêm: Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #2 Kết hợp typeface

 

AB4

 

Nhờ những công nghệ thiết kế font chữ ngày càng đơn giản và nhỏ gọn, nguồn thông tin và kiến thức chuyên môn về thiết kế chữ viết và typography cũng được chia sẻ một cách cởi mở hơn. Tất cả những thuận lợi trên đã đẩy ngành thiết kế nói chung cũng như nền thiết kế font chữ nói riêng đạt một dấu mốc mới. Chắc hẳn không khó để bạn có thể nhìn thấy một dự án thiết kế font chữ do một design trẻ thực hiện trên behance, và trên thực tế, số lượng dự án hay font chữ được thiết kế mới chẳng dừng lại tại con số vài chục hay thậm chí là vài trăm mà đó là hàng nghìn.

Nhưng đằng sau sự phát triển này không chỉ kể đến sự phát triển của yếu tố công nghệ mà còn cả yếu tố kinh tế. Như bất kỳ những sản phẩm trí tuệ nào khác, công việc khó nhất mà các doanh nghiệp đối mặt đó là việc bảo vệ quyền lợi kinh tế đến từ những sản phẩm trí tuệ của mình trước việc bị sử dụng trái phép hay thậm chí là làm nhái. Công việc thiết kế font chữ từ lâu vốn chỉ dành cho những công ty hay tổ chức thiết kế lớn với đội ngũ pháp lý hùng hậu để giúp doanh nghiệp bảo vệ bản thân. Còn đối với những designer thấp cổ bé họng, việc này tạo nên một rào cản khá lớn.

Nhưng đó chỉ là câu chuyện khi font chữ phần lớn được sử dụng in ấn hay cho ứng dụng cá nhân. Sự phát triển của công nghệ cũng đặt ra một bài toán mới trong lĩnh vực làm font chữ, khi mà lượng thông tin được xuất bản trên các nền tảng số, ngày càng nhiều hơn gấp nhiều lần so với thông tin được in ấn. Việc kiểm soát bản quyền font chữ cho nền tảng số cũng cần có phương pháp hiệu quả hơn nhiều so với giấy phép dạng văn bản EULAs truyền thống. 

AB5

 

Một nền tảng cấp phép sử dụng font chữ cho website mới đã được ra đời mang tên “Webfont Licencing”. Để hiểu rõ hơn, font chữ dùng cho website khác với việc sử dụng font chữ cho máy tính, trước đây người lập trình website chỉ có một vài font chữ để lựa chọn sử dụng để hiển thị cho website của mình, nhưng với sự phát triển của ngành thiết kế font chữ cũng đi kèm với nhu cầu sử dụng nhiều font chữ một cách đa dạng hơn trên nền tảng web. Để dùng được font chữ cho web lập trình viên cần nhúng một đoạn mã lệnh CSS đặc biệt từ nhà phát hành vào nền tảng dữ liệu của website sau đó font chữ mới sẽ được hiển thị (rendering) nhờ sự hỗ trợ của trình duyệt web.

=> Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #3: Ứng dụng trong thiết kế website/App

Điểm mấu chốt ở đây đó là webfont được cài đặt trên web server thay vì trên chính máy tính cá nhân, và chính vì việc hệ thống internet luôn liên kết với nhau nên điều đặc biệt chính là việc website không nhất thiết phải được cài đặt trên cùng một server mà website nó hiển thị đang được cài đặt. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát hành font không nhất thiết phải gửi cho bạn một bản cài đặt font để bạn có thể sử dụng được chúng, thay vào đó họ sẽ cấp phép cho bạn quyền được hiển thị thông tin trên website bằng font chữ mà họ sáng tạo ra. 

Tất nhiên cũng không thể tránh khỏi một vài trường hợp cá biệt mà người dùng vẫn có thể ăn cắp được đoạn mã font chữ để cài đặt cho website của mình. Nhưng quay lại một yếu tố mà tôi đã kể phía trên, nhờ có sự minh bạch trên môi trường internet, mọi trường hợp vi phạm, sử dụng font chữ lậu đều có thể bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bảo đảm cho quyền lợi của các tác giả. Đây là lần đầu tiên các nhà phát hành font chữ vừa có thể kiểm soát được quyền tác giả của mình, vừa có thể thay thế mô hình cấp phép và thu phí sử dụng sản phẩm trí tuệ của mình dựa trên số lượng người xem sản phẩm (reader/viewer). Điều này đã đảm bảo một nguồn lợi về mặt kinh tế cho các nhà thiết kế cũng nhưng giúp doanh nghiệp, designer website có nhiều sự lựa chọn hơn không nhàm chán, gò bó chỉ với một vài kiểu chữ đơn điệu và mang lại một trải nghiệm đọc tốt hơn cho khán giả.
 

AB6

Với nhu cầu sử dụng font chữ nói riêng và các công cụ, tư liệu sáng tạo nói chung ngày càng ra tăng của người dùng. Kết hợp với sự phát triển của mạng internet giúp kết nối mọi người ở khắp nơi trên thế giới một cách dễ dàng hơn đã thúc đẩy sự hình thành của cộng đồng và nền tảng chia sẻ, kinh doanh sản phẩm sáng tạo như Behance, Dribbble,v...v....

Tính đến 2018, Behance đã có tới 10 triệu người dùng, còn một nền tảng non trẻ hơn là Dribbble cũng có cho mình gần 500 ngàn thành viên. Nhờ có những nền tảng này mà designer nói chung và font designer nói riêng có cơ hội để showcase và giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng doanh nghiệp và những designer khác, những người hoàn toàn có khả năng trở thành khách hàng sử dụng font chữ của họ. Để chứng minh cho sự thành công của những nền tảng trên và cơ hội mà chúng mang lại cho designer, làm một phép tính đơn giản khi tìm kiếm từ khóa “font”, chỉ tính riêng nền tảng Behance đã trả ra hơn 11 triệu kết quả tìm kiếm khác nhau. Không chỉ có những nền tảng giúp designer giới thiệu sản phẩm và dự án như behance phát triển mà còn cả những kênh phân phối và bán sản phẩm sáng tạo đi kèm như Creative Market, Envato, MyFonts,v...v… cũng đã trở thành trợ thủ đắc lực dành cho những nhà thiết kế sản phẩm hậu cần ngành thiết kế sáng tạo.

Như bao chợ thương mại điện tử khác, vendor hay ở đây là các designer có thể dễ dàng đăng và bày bán các sản phẩm của mình, các nền tảng sẽ là nơi chung gian cho thuê các “gian hàng" và thu phí theo sản phẩm mà họ bán được. Công việc này giúp tạo ra một sân chơi uy tín, tối ưu nhất cho các designer nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực để bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Đồng thời cũng giúp khách hàng có một điểm đến để mua sắm đa dạng các mặt hàng sáng tạo, thứ mà trước đây họ hoàn toàn phải tự tìm kiếm từ các nguồn nhỏ lẻ thậm chí còn thiếu uy tín.

Xem thêm: Thiết kế Logo: Màu sắc nói lên điều gì về Thương hiệu của bạn?
 

Sự phát triển của công nghệ cũng như những công cụ hữu ích đã mang lại một sự đổi mới cho ngành công nghiệp thiết kế font chữ nói riêng và cả ngành thiết kế sáng tạo nói chung. Ước tính ngành công nghiệp phát triển font chữ đã đạt tới hơn 800 triệu đô la tổng doanh thu trong năm 2017. Với sự phát triển của các nền tảng thiết kế font như đã được đề cập trong bài thì còn ước tính sẽ tiếp tục phát triển hơn nhiều trong các năm tiếp theo. Điều này vừa mang lại cơ hội nhưng cũng không kém những thách thức mà design sẽ phải đối mặt trong tương lai. Mời bạn cùng đón đọc thêm tại những số tiếp theo của chủ đề.