Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 30,2022 - Brand story

Sản xuất nội dung: Chất lượng hay số lượng?

Chất lượng nội dung và số lượng nội dung, nội dung bao nhiêu là đủ? Nó cần tốt đến đâu? Mọi doanh nghiệp, mọi marketer đều phải vật lộn với câu hỏi về chất lượng và số lượng của nội dung. Nó cũng là những cuộc tranh luận không hồi kết tại các agency, rằng có nên chi tiền để tăng phạm vi hay tần suất tiếp cận?

Tôi đã giải quyết vấn đề này với cả tư cách là người bán hàng và là người làm tiếp thị dẫn khách hàng tới điểm chốt đơn. Chúng ta nên sản xuất thật nhiều nội dung để tiếp cận được nhiều khách hàng hay chúng ta nên sản xuất nội dung chất lượng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số?

Và content marketer trong mọi ngành công nghiệp đều đang phải đối mặt với tình trạng lúng túng này: Chúng ta nên sản xuất bao nhiêu nội dung cho website? Tần suất mà chúng ta nên xuất bản chúng? Bao lâu, chi phí bao nhiêu và chất lượng như thế nào?

Vậy hãy xem xét kỹ và trả lời câu hỏi này một lần và mãi mãi!

san xuat noi dung chat luong hay so luong

 

Liệu có thể có một điểm cân bằng?

Đầu tiên, số lượng nội dung ở đây là gì? Số lượng nội dung là số lượng mà bạn xuất bản trong một khoảng thời gian. Số lượng nội dung là một con số thực tế với thước đo thời gian cụ thể. Vì vậy chúng ta cần phân định rõ giữ việc tạo đủ nội dung để tăng tương tác với khách hàng với việc thể hiện cá tính thương hiệu, tách biệt với đối thủ.

Như Doug Kessler từ Velocity Partners từng chia sẻ “chúng ta cần ngừng tạo nội dung rác”. Nhưng nó cũng không có nghĩa là chúng ta nên tạo ra ít hơn.

Vậy nội dung chất lượng là gì? Chất lượng là một thước đo chủ quan, đánh giá độ hay của một bài viết, hoặc đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của người đọc. Chất lượng của nội dung thường được xem xét qua các yếu tốt như số từ, số năm kinh nghiệm, bằng cấp của người viết. Nhưng những yếu tố ấy cần được đặt trên giả định là nội dung đáp ứng nhu cầu của người đọc. Mà chỉ có cá nhân người đọc mới có thể xác định được chất lượng phù hợp với bản thân mình.

Tôi nghĩ vấn đề chất lượng thì không cần bàn. Tất nhiên chúng ta phải tạo ra nội dung hấp dẫn, hữu ích và giải trí, và nó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về tông giọng của thương hiệu ấy. Và là content marketer, chúng ta phải sản xuất nội dung hướng tới khách hàng mục tiêu của mình, thu hút họ, truyền cảm hứng cho họ.

Nhưng chúng ta cũng cần làm tất cả những thứ ấy với một quy mô mà có thể tác động tới mô hình kinh doanh. Chúng ta không thể sản xuất chỉ một bài viết xuất sắc vào mỗi tháng, trong khi hạn sử dụng của nội dung ngày nay là vài ngày đối với nội dung hay và vài giây với nội dung tệ. Vậy chúng ta cần nhiều nội dung hơn hay nội dung hay hơn? Chúng ta cần cả hai.

Có thể câu trả lời ấy sẽ khiến bạn ngạc nhiên nhưng trên thực tế, tôi đã giữ quan điểm ấy trong nhiều năm. Bởi đó là vấn đề tôi đã làm nghiên cứu và kết quả cho thấy mối tương quan giữa lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng mà bạn có thể đo lường. Tôi đã thử  nghiệm nó trong những dự án của mình tại SAP và tôi hiểu rằng số lượng nội dung cũng rất quan trọng. Để tôi chứng minh.

san xuat noi dung chat luong hay so luong

 

Cam kết với số lượng tạo ra chất lượng

“Deadline là nguồn cảm hứng tốt nhất” - Mark Twain

Tôi thực sự tin vào Mark Twain, việc có một lịch xuất bản cụ thể sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng nội dung. Nói đến đây tức là chúng ta phải xác định mục tiêu cho số lượng nội dung. Ngoài ra, việc cam kết với lịch xuất bản là bước đầu trong việc tạo ra mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Và với vai trò là một nhà xuất bản, bạn phải chấp nhận dealine và thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng cho từng bài viết. 

Số lượng cũng là một lợi thế. Nhiều nội dung hơn đồng nghĩa với nhiều số liệu từ nội dung hơn, từ đó hiểu hơn về insight của khách hàng. Nhiều nội dung hơn cũng sẽ là nhiều cơ hội hơn để tương tác và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. 

Bạn không cần phải là nhà văn để viết ra nội dung chất lượng

Bạn đang sống và làm việc trong chính lĩnh vực mình theo đuổi, không quá khó để đưa đam mê ấy thành lời. Và dù bạn không thích viết lách bạn vẫn có thể tạo nội dung video và audio. Bạn có chuyên môn trong lĩnh vực của bạn, và chia sẻ kiến thức cho những người cần nó là điều đáng giá. Lập dàn ý, chọn từ khoá, cùng từ ngữ phù hợp và đồng cảm sẽ thu phục được nhiều trái tim cũng như khối óc.

Và khi bạn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình làm bàn đạp cho nội dung, bạn sẽ có được hai điều:

  • Giới hạn nội dung của mình trong một lĩnh vực cụ thể, giúp bạn có xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
  • Đơn giản hoá quá trình tạo nội dung bằng cách sản xuất nội dung mà bạn có hiểu biết.

Tái sử dụng nội dung cũ để tăng tần suất đăng bài

Ngoài việc tập chung vào chuyên môn để sản xuất nội dung bạn còn có thể tái sử dụng nội dung cũ để mở rộng pham vi tiếp cận của họ. Giới hạn về số lượng về phương thức tái sử dụng nội dung đều là do bạn chọn. Với chiến lược nội dung này bạn sẽ sớm có thể đẩy mạnh quá trình sản xuất.

Thay đổi kênh: Không phải ai cũng thích đọc, và đó có thể là những khách hàng của bạn. Biến các bài đăng trên blog của bạn thành audio, video. Tạo inforgraphic với những số liệu mà bạn đã nghiên cứu. Chọn ra những nội dung thu hút nhất và tái xuất bản nó với những hình thức khác để nó tiếp cận được tới nhiều người đọc hơn.

Thay đổi góc nhìn: Có rất nhiều góc nhìn cho một vấn đề, mà một bài viết, một video hay một podcast có thể diễn giải hết. Lấy chủ đề làm ví dụ, chúng tôi nói tới lý do tại sao nên tập chung vào cả chất lượng lẫn số lượng cho nội dung - nhưng không nói quá nhiều tới việc làm sao để làm nội dung trong khoảng thời gian giới hạn. Bởi vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể sản xuất một bài viết khác có thể đề cập tới công cụ, kỹ thuật viết để tiết kiệm thời gian.

Trả lời nhận xét và câu hỏi của đọc giả trong bài đăng cũ: Vì mục đích của content marketing là trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề của khách hàng, vậy thì tạo sao không tận dụng chính những thắc mắc ấy trở thành ý tưởng cho bài viết? Bạn sẽ giải quyết được thắc mắc của khách hàng một cách tường tận, khách hàng cũng sẽ hài lòng và gắn kết hơn.