Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 13,2024 - Brand story

Brand audit - Kiểm tra sức khoẻ thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp đều nên có một buổi brand audit thường niên để phát hiện các vấn đề và kế hoạch hành động cho tương lai. Nếu không, thương hiệu đang bỏ quên sự điều chỉnh cần thiết để tối ưu tiềm năng của mình.

Tuy nhiên các brand leader thường đánh giá thương hiệu chỉ vào những thời điểm khủng hoảng - như thay đổi thương hiệu hoặc tái tổ chức. Nhưng thế là quá muộn. 

Hãy lên lịch để thực hiện brand audit ngay, từ đó thấu hiểu hơn về điểm mạnh, thử thách, cơ hội, và những nguy hiểm tiềm tàng với thương hiệu. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu.

Hãy lên lịch để thực hiện brand audit

Bước 1: Đo lường sự tăng trưởng (Doanh số, Thị phần)

Đầu tiên, bạn cần đo lường sự phát triển của thương hiệu. Doanh số có đang trên đà đi lên không? Hoặc lớn hơn, thương hiệu của bạn sở hữu phân khúc thị trường nào? Việc xác định chính xác thị phần có thể làm nổi bật các thế mạnh và các cơ hội cải thiện.

Mức tăng trưởng doanh số bán hàng: Về cơ bản, hầu hết chiến dịch marketing đều để thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng. Giá trị hương hiệu có tăng lên theo thời gian và thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn không?

Thị phần: Để cải thiện chiến lược, điều quan trọng là phải đo lường mức độ hoạt động của thương hiệu trên thị trường; Câu chuyện thương hiệu của bạn nổi bật như thế nào?

Đọc thêm: Các Go-to Brand đã tích hợp sự đổi mới thương hiệu như thế nào để tăng trưởng X5?

Bước 2: Đo lường hiệu suất trên thị trường

Đo lường hiệu suất trên thị trường

Trọng tâm của việc hiểu rõ sức khỏe thương hiệu là hiệu suất trên thị trường. Có bao nhiêu người tiêu dùng quen thuộc với thương hiệu? Tần suất họ tương tác là như nào?

Mức độ thâm nhập: Trước tiên, hãy xem tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng đã tương tác với thương hiệu trong một khung thời gian cụ thể (ví dụ 1 năm) để hiểu về phạm vi tiếp cận của thương hiệu.

Tần suất: Sau đó, hãy xem tần suất mua hàng, từ đó hiểu tần suất khách hàng (cả mới và cũ) tương tác với thương hiệu.

Bước 3: Theo dõi hành trình của người tiêu dùng qua marketing funnel

Mọi người tiêu dùng đều có hành trình mua hàng riêng, nhưng con đường này hiệu quả đến mức nào? Bằng cách sử dụng marketing funnel, ta có thể theo dõi các bước của họ, từ nhận thức ban đầu đến mức trở nên trung thành. Bên cạnh đó ta có thể tìm thấy nhiều insight có giá trị, tiết lộ các điểm còn yếu, và thấy những điểm được yêu quý.

Về cơ bản, một marketing funnel sẽ có các giai đoạn sau để đánh giá số lượng khách hàng ở từng giai đoạn, cũng như xem mức độ chuyển đổi.

Không được biết đến: Trước tiên, tất cả thương hiệu mới đều vô hình với người tiêu dùng cho đến khi tạo được dấu ấn trên thị trường.

Trung lập: Ở giai đoạn này, người tiêu dùng không cảm thấy gì về thương hiệu, và có thể chỉ mua khi có giảm giá. 

Được thích: Sau khi có sự độc đáo, chất lượng, và mức giá phù hợp, thương hiệu sẽ thấy sự phát triển khi người tiêu dùng thấy nên lựa chọn sản phẩm này. Nhưng sự trung thành thì chưa có.

Được yêu thích: Lúc này, người tiêu dùng đã trở nên gắn bó với thương hiệu, và thường xuyên lựa chọn sản phẩm hàng ngày.

Được tôn thờ : Thương hiệu khi này được một nhóm khách hàng tôn thờ, coi sản phẩm như một dấu ấn cá nhân đầy tự hào. Apple là một ví dụ hoàn hảo.

Đọc thêm: B2B - Hành trình mua hàng của khách hàng doanh nghiệp là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ

Bước 4: Đánh giá các hoạt động marketing

Thương hiệu của bạn để lại dấu ấn ở khắp mọi nơi thông qua quảng cáo và sản phẩm trong các cửa hàng. Điều quan trọng là những dấu ấn này có ảnh hưởng như thế nào? Quảng cáo có kết nối với người xem không? Sự xuất hiện tại cửa hàng có góp phần vào doanh số không?

Mọi tương tác đều đóng vai trò xác định hình ảnh và thành công của thương hiệu.

Quảng cáo: Dữ liệu thông qua quảng cáo rất quan trọng để hiểu về nhận thức người xem và cung cấp các số liệu như tỷ lệ mua hàng, ý định mua, etc.

Sự đổi mới: Đồng thời, hãy theo dõi chỉ số mới mẻ của thương hiệu thông qua chu trình liên tục nghiên cứu, thử nghiệm, và tung ra các sự nâng cấp sản phẩm.

Hiệu suất tại cửa hàng: Bên cạnh đó, thương hiệu thể hiện thế nào tại các điểm mua hàng? Liệu có điểm phân phối tiềm năng hơn? Liệu các chiến dịch trong cửa hàng có thể ảnh hưởng doanh số lẫn giá trị thương hiệu?

Nhận thức về thương hiệu: Cuối cùng, hãy đánh giá cách người tiêu dùng nhận thức về thương hiệu có thực sự khớp với những gì mà bạn muốn truyền tải. Điều này sẽ quyết định sự thành công của concept và định vị thương hiệu mà bạn đã theo đuổi. Nếu có sự khác biệt giữa nhận thức khách hàng và thông điệp thương hiệu, thì đây là một tin xấu mà bạn cần cải thiện ngay lập tức.

Đọc thêm: Chuyển đổi số đã thay đổi ngành Marketing như thế nào?

Bước 5: Đo lường lợi nhuận ròng

Mặc dù tốc độ tăng trưởng và sự hiện diện trên thị trường đóng vai trò quan trọng nhưng cuối cùng, lợi nhuận vẫn là thước đo tối thượng cho sức sống thương hiệu. Đầu tiên, hãy đi sâu vào tình hình tài chính để xác định các nguồn doanh thu chính và ngược lại, điều gì làm giảm lợi nhuận. Các số liệu này còn là nền tảng cho những chiến lược sau này.

Brand audit chính là sự kiểm tra sức khoẻ thương hiệu định kỳ

Tiến hành kiểm tra thương hiệu cũng giống như việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ để hiểu các triệu chứng và lập kế hoạch tăng cường khoẻ mạnh. Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra trên, thương hiệu có thể đảm bảo sự nhận thức về tình trạng hiện tại của mình và tiếp tục phát triển trong bối cảnh thị trường không ngừng phát triển.