June 13,2024 - Brand story
Brand Concept - Nền tảng cho chiến lược thương hiệu
Khi tạo nên một thương hiệu, một khoảnh khắc kỳ diệu với chúng tôi là khi khám phá ra được brand concept đúng. Lúc này, các nghiên cứu và chiến lược tự nhiên có thể hòa quyện thành một ý tưởng lớn, đại diện cho ý nghĩa đằng sau thương hiệu.
Và từ đó, danh tính độc đáo của thương hiệu ra đời như một hình ảnh hoàn chỉnh mà bạn có thể tưởng tượng vô cùng rõ nét.
Vậy, làm sao để tạo ra một brand concept xứng tầm? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu.
Brand concept là gì?
Brand concept là ý tưởng trừu tượng và cô đọng nhất để nhận thức về thương hiệu, giúp mang lại sự nhất quán cho bản sắc của thương hiệu.
Để cấu thành brand concept, ta sẽ cần profile khách hàng mục tiêu, phát biểu định vị thương hiệu, và các ý tưởng cốt lõi xoay quanh công ty hoặc sản phẩm.
Nghe thì cao xa, nhưng brand concept có thể gói gọn trên chỉ một trang giấy để mô tả một lợi ích chính của thương hiệu và hai ý bổ trợ. Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ giá trị mà thương hiệu mang lại để đưa ra quyết định.
Đọc thêm: Trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience) BX là gì?
Cách tạo ra brand concept
Brand concept cần được xây dựng dựa trên tuyên bố định vị thương hiệu, từ đó cô đọng các thông tin về thương hiệu và khách hàng thành một lời hứa để theo đuổi. Nếu chưa có định vị, hãy tham khảo bài viết về Định vị thương hiệu của chúng tôi.
Các bước tiếp theo để tạo ra brand concept bao gồm:
B1: Tạo ra một tiêu đề để nắm bắt ý tưởng thương hiệu. Đây sẽ là điều đầu tiên người mua nhìn thấy và ảnh hưởng cách học đọc tiếp các mục còn lại của concept.
B2: Mở bài với một insight về nhu cầu hoặc pain point của khách hàng. Việc này giúp thể hiện sự thấu cảm và giúp người mua dễ thấy lời hứa thương hiệu hợp lý với họ hơn.
B3: Đưa ra lời hứa thương hiệu để thể hiện lợi ích khách hàng cả về mặt lý tính lẫn cảm tính.
B4: Sử dụng các ý bổ trợ để giải quyết nốt các hoài nghi hoặc phân vân của khách hàng sau khi đọc về lợi ích chính.
B5: Hoàn thiện concept với một call to action để khiến người xem hành động. Hình ảnh bổ trợ cũng có thể được sử dụng
Đây là ví dụ mà bạn có thể sử dụng để áp dụng vào ngay thương hiệu hoặc sản phẩm mới của mình. Sau đó, ta có thể thử nghiệm khả năng ứng dụng của brand concept này.
Đọc thêm: Đã đến lúc các brand phải đổi mới và phát triển có mục đích
Thử nghiệm brand concept sử dụng nghiên cứu người tiêu dùng
Quá trình thử nghiệm brand concept có hệ thống sẽ giúp tìm hiểu xem liệu người dùng có quan tâm hay không. Đây là một giai đoạn để nhận được những phản hồi có giá trị trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào phát triển một sản phẩm, dịch vụ, hoặc công nghệ mới.
Bạn càng thu thập được nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau ở giai đoạn thử nghiệm thì càng có cơ hội tạo ra một sản phẩm mới thành công. Việc này còn cung cấp cơ hội khắc phục các lỗi thiết kế tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.
Có hai cách nghiên cứu thị trường đó là:
Nghiên cứu định tính
Sử dụng focus group, ta có thể tìm hiểu được insight từ một nhóm khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Doanh nghiệp có thể tổ chức nghiên cứu định lượng online hoặc offline, với đa dạng đối tượng như nhân viên, khách hàng, khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, hoặc các stakeholder liên quan.
Một nhóm đối tượng sẽ cần từ 8-10 người tham gia với đặc điểm nhân khẩu học tương đồng và đã tiếp xúc với công ty hoặc sản phẩm/dịch vụ trước đó. Từ đó, marketer có thể hiểu thái độ và ý kiến của người dùng.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sẽ dựa trên số liệu lớn để đánh giá số lượng và nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Có nhiều phương pháp để thực hiện nghiên cứu như khảo sát, phân tích big data, hay tìm kiếm các xu hướng trong báo cáo tài chính.
Để thử nghiệm với brand concept, bạn nên có một sự cân bằng giữa định tính và định lượng. Phỏng vấn trực tiếp sẽ đem đến các chi tiết quý báu, trong khi số liệu sẽ giúp dự đoán để xây dựng kế hoạch phù hợp.
Đọc thêm: Nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng
Kết
Brand concept đem đến một bản mô tả ngắn gọn và hấp dẫn về thương hiệu cũng như sản phẩm, từ đó định hướng quảng bá trở nên rõ ràng hơn rất nhiều để thu hút người mua. Hãy coi đây là kết tinh của những gì bạn đã tìm hiểu về nhu cầu khách hàng, định vị thương hiệu, cũng như các ý tưởng.
Hãy nghĩ về brand concept như này: Nếu chỉ có 30 giây để giới thiệu về thương hiệu sao cho thúc đẩy khách hàng quyết định mua, bạn sẽ làm thế nào?