Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

April 02,2024 - Brand story

Cách xây dựng Brand Story - Câu chuyện thương hiệu cuốn hút khách hàng

Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc kết nối với khách hàng, và có thể tiêu tốn rất nhiều ngân sách trên các kênh để thu hút sự chú ý của họ.

Nhưng có một công cụ lâu đời nhưng luôn bị bỏ quên, đó chính là những câu chuyện.

Một câu chuyện hay có thể đưa thương hiệu của bạn đến tiềm thức của khách hàng - nơi họ kết nối khi nhận ra những giá trị tương đồng. Giống như khi bạn nhớ đến các anh hùng trong những câu chuyện được đọc trước giờ ngủ.

Vậy làm thế nào để tạo ra một brand story - câu chuyện thương hiệu cuốn hút khách hàng?

Brand story là gì

Brand story là gì

Brand story - hay câu chuyện thương hiệu là một câu chuyện lý giải lý do và cách thức công ty bạn được thành lập, cũng như sứ mệnh thúc đẩy các hành động của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu của bạn được sinh ra vì một sứ mệnh, và đang trên hành trình để đạt được mục tiêu đó.

Tầm quan trọng của brand story

Tầm quan trọng của brand story

Các chuyện kể là một câu chuyện quan trọng để tạo nên các mối quan hệ dựa trên cảm xúc. Thương hiệu nhờ đó trở nên “người” hơn và thu hút khách hàng mục tiêu.

Chia sẻ xuất phát điểm, giá trị, văn hoá, etc, cũng giúp bạn có thêm niềm tin của người tiêu dùng và tạo nên một cộng đồng những người chung chí hướng.

Một câu chuyện thương hiệu sẽ bao gồm:

  • Nguồn gốc và lịch sử của công ty
  • Giá trị và nguyên tắc
  • Mục tiêu và tầm nhìn
  • Nguồn cảm hứng
  • Văn hoá làm việc

Thiếu đi một brand story xứng tầm, doanh nghiệp sẽ trở nên mờ nhạt và thiếu quan trọng. Câu chuyện sẽ giúp chứng minh tại sao khách hàng nên quan tâm đến sản phẩm và giúp bạn thực hiện sứ mệnh của mình.

Đọc thêm: 5 bí mật cho một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn

Cách tạo nên một brand story cuốn hút

Giờ thì, hãy chuẩn bị giấy bút sẵn sàng, cũng như một team phụ trách về branding. Ta sẽ bắt đầu viết lên câu chuyện thương hiệu của bạn.

1. Đề ra mục đích của thương hiệu

Đề ra mục đích của thương hiệu

Công ty bạn không tự nhiên mà sinh ra, mà có gì đó đã khiến bạn phải bắt đầu. Hãy tự hỏi những câu sau:

  • Tại sao thương hiệu tồn tại?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp mang lại giá trị cho mọi người?
  • Sứ mệnh thương hiệu tôi là gì? Giá trị và nguyên tắc?
  • Điều gì đã truyền cảm hứng xây dựng thương hiệu?

Hãy nhớ, bạn không cần một câu chuyện độc nhất vô nhị, bạn chỉ cần chỉ ra điều gì khiến bạn quan tâm đến mức phải bắt đầu một doanh nghiệp. Đây sẽ là ý chính cho brand story của bạn.

2. Thấu hiểu sản phẩm và dịch vụ

Thấu hiểu sản phẩm và dịch vụ

Phân tích xem sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp với câu chuyện thương hiệu như thế nào. Hãy nhớ lý do tại sao bạn chọn bán những sản phẩm này, và chúng đã giúp kiến tạo công ty ra sao.

  • Chất lượng và giá cả của sản phẩm như thế nào?
  • Sản phẩm của bạn khiến khách hàng cảm thấy sao?
  • Sản phẩm có giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả không?
  • Điều gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?

Bạn phải làm cho sản phẩm của mình có liên quan đến câu chuyện thương hiệu của bạn. Ví dụ: nếu bạn bắt đầu kinh doanh quần áo tại nhà bằng vật liệu tái chế, mọi người sẽ mong đợi các sản phẩm hiện tại cũng có thể tái chế.

Mục tiêu là làm cho sản phẩm trở thành một khía cạnh thiết yếu trong brand story của bạn chứ không chỉ là công cụ kiếm tiền.

Đọc thêm: Thương hiệu đã kể câu chuyện thương hiệu nổi tiếng của mình như thế nào?

3. Nghiên cứu về khách hàng

 Nghiên cứu về khách hàng

Để hiểu khách hàng của bạn, hãy hỏi những câu hỏi sau:

  • Khách hàng lý tưởng của bạn là người như nào?
  • Khách hàng hiện tại của bạn là ai? Họ là người như nào?
  • Khách hàng có thể hưởng lợi từ doanh nghiệp của bạn ra sao?

Bạn có thể bắt đầu phân tích đối tượng mục tiêu của mình bằng cách tưởng tượng họ là người như thế nào. Hãy mô tả cụ thể và chi tiết khách hàng lý tưởng như con người thật.

Ví dụ: tốt nhất bạn nên tạo person và giả sử đang đối mặt với khách hàng lý tưởng của mình. Hãy nghĩ đến cách bạn sẽ tương tác với họ, những từ bạn sử dụng và hơn thế nữa. Làm như vậy sẽ giúp tìm được ngôn ngữ mà họ hiểu rõ nhất.

4. Tạo nên câu chuyện thương hiệu 

Tạo nên câu chuyện thương hiệu

Dù rất muốn kể câu chuyện thương hiệu từ khi ra đời cho đến kế hoạch tương lai, bạn cũng phải giữ nó ngắn gọn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Không ai muốn dành thời gian đọc một brand story dài như tiểu thuyết đâu.

  • Số từ. Khi soạn thảo, bạn có thể viết bao nhiêu tùy thích nhưng hãy chỉnh sửa và trau chuốt sau đó. Bạn có thể so sánh và nghiên cứu câu chuyện của đối thủ cạnh tranh để có số từ cụ thể.
  • Nội dung và lời nói. Đảm bảo câu chuyện của bạn có tất cả thông tin cần thiết và trung thực về thương hiệu. Đừng thêm bất kỳ sự kiện nào chỉ để làm cho nó thú vị hơn. Điều quan trọng là sự rõ ràng và truyền tải đúng câu chuyện của doanh nghiệp.
  • Trải nghiệm đọc. Làm cho trải nghiệm đọc trở nên dễ dàng khi sử dụng các từ đơn giản mà khán giả mục tiêu có nhiều khả năng sẽ sử dụng nhất. Mục tiêu là khiến họ cảm nhận được tất cả những cảm xúc đề ra mà không khiến mọi thứ phức tạp.

5. Kết nối khách hàng qua câu chuyện

Kết nối khách hàng qua câu chuyện

Brand story cần sự trung thực, nhưng cũng cần có thể kết nối với người tiêu dùng. Bằng cách nêu bật một số trải nghiệm mang tính “người”, bạn có thể làm được điều đó.

Ví dụ: Nếu bạn đưa vào các cột mốc quan trọng của thương hiệu, chẳng hạn như sản phẩm bán được đầu tiên hoặc lần đầu mở cửa hàng, mọi người sẽ dễ dàng liên hệ tới. Cảm xúc tự hào khi đạt được thứ gì đó mà bạn đã dồn tâm huyết cho là điều mà ai cũng có thể đồng cảm.

Do đó, đừng quá tập trung vào những cột mốc hoành tráng, mà hãy xem bạn có thể kết nối đúng người như thế nào. 

Đọc thêm: Tại sao câu chuyện thương hiệu quan trọng? Làm sao để xây dựng một câu chuyện thương hiệu riêng?

Ví dụ về brand story 

Warby Parker

Warby Parker

Warby Parker đã thông minh định vị mình là lựa chọn thay thế cho các thương hiệu kính nổi tiếng và đắt tiền. Câu chuyện của họ tập trung vào việc thân thiện với khách hàng và sự thất vọng của họ với giá cả của kính mắt. Brand story giúp nói lên nguồn gốc khiêm tốn của công ty, sứ mệnh, nguồn cảm hứng và tầm nhìn của trong việc giúp mọi người mua kính chất lượng với giá phải chăng.

Zendesk

Zendesk

Zendesk là phần mềm hỗ trợ khách hàng nổi tiếng dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Brand story của họ giúp công ty trở nên nhân văn và hấp dẫn hơn với khách hàng bằng cách ra mắt Zendesk Alternative. Trang web này đem đến video giải trí về một ban nhạc indie rock hư cấu và thể hiện tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng đối với mọi người thông qua tiếng nhạc vui nhộn.

Thế đấy, bạn không cần một câu chuyện cổ tích để thu hút mọi người. Hãy giành lấy trái tim họ bằng sự chân thành, thú vị, và sứ mệnh đáng quý. Bạn đã sẵn sàng tạo nên một brand story cuốn hút khách hàng mình?