Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 13,2024 - Vision on branding

Góp phần xây dựng thương hiệu bằng thiết kế website

Mỗi lần bạn muốn điều chỉnh hay làm mới một touchpoint lớn như website, việc đầu tiên nên làm là dừng lại và nghĩ về thương hiệu trước.

Đừng coi đó là sự chùn bước, mà là sự cần thiết để đảm bảo những gì bạn đang làm sẽ tiếp tục phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp cũng như tầm nhìn dài hạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá xem ta nên nghĩ về thương hiệu trước khi thiết kế website như thế nào.

Website là phần mở rộng của thương hiệu, một cánh cổng để các khách hàng tiềm năng có thể tương tác và cân nhắc mua hàng. Nếu họ không hài lòng, họ sẽ đóng cồng và quay đi tìm những lựa chọn tốt hơn. Bạn đã thấy độ quan trọng của sự phân tích kĩ trước khi thiết kế một website chưa?

Thiết kế website song hành với xây dựng thương hiệu thế nào?

Ta đã hiểu là không nên vội vàng thiết kế một website mà không hiểu về thương hiệu. Vậy nếu cần một kế hoạch phát triển website, đây là những điều bạn cần làm.

1. Kiểm tra tính thẩm mỹ của website

1. Kiểm tra tính thẩm mỹ của website

Nếu website đã sử dụng nhận diện thương hiệu mà vẫn nhìn “lỗi thời”, điều đó sẽ nói gì về thương hiệu? Có thể ai nhìn vào cũng sẽ bảo bạn nên cập nhật web, nhưng chưa chắc thế sẽ giải quyết vấn đề nếu ta không nhìn vào bản thân brand trước.

Trước khi bắt đầu sử dụng ngân sách và nguồn lực để thiết kế một website đẹp, hãy đánh giá lại thương hiệu về font chữ, hình ảnh, màu sắc, các chi tiết, nội dung, etc. Việc đảm bảo bạn đang định hướng dựa trên các yếu tố nền tảng là rất quan trọng.

Nếu một điểm chạm lớn như website đem lại cảm giác lỗi thời, thì những thành phần khác của thương hiệu cũng có thể chịu chung số phận. Còn nếu bạn đang xây dựng website đầu tiên, thương hiện nên là kim chỉ nam cho thiết kế và tính năng.

Đọc thêm: Thiết kế trải nghiệm người dùng UX trên website

2. Đánh giá tính công nghệ của website

Công nghệ thay đổi nhanh chóng, và đi kèm với đó là trải nghiệm người dùng được cải thiện. Website ngày nay cũng đang cải tiến liên tục như vậy, từ tốc độ tới hiển thị trên thiết bị, điều hướng, và các khía cạnh khác của việc sử dụng.

Nếu công ty bạn có tầm nhìn “đổi mới”, “tân tiến” nhưng website lại dùng công nghệ đã cũ, khách hàng sẽ mất niềm tin vào thương hiệu của bạn.

3. Xem xét điều hướng và tính năng

Khách hàng ngày nay đến với một công ty qua nhiều kênh khác nhau, và kỳ vọng sự ổn định trong trải nghiệm ở mọi chỗ. Nếu họ không tìm thấy thông tin mình cần, họ bỏ đi. Nếu họ thấy trải nghiệm không đồng nhất giữa điện thoại và máy tính, họ bỏ đi. Và nếu họ thấy khó hiểu hoặc khó dùng chỉ vài giây, họ cũng sẽ bỏ đi.

Bằng việc bám sát giá trị thương hiệu và thấu hiểu nhu cầu người dùng, bạn có thể biết đâu là cách để làm hài lòng khách hàng thông qua website. Việc tạo ra hành trình người dùng theo các persona sẽ giúp bạn có sự đánh giá hiệu quả.

Đọc thêm: Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #3: Ứng dụng trong thiết kế website/App

4. Đảm bảo sự phù hợp với chiến lược marketing

4. Đảm bảo sự phù hợp với chiến lược marketing

Website có đang thể hiện đúng giá trị của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ cung cấp? Nếu câu trả lời là không thì web đang không phục vụ cho mục đích của công ty bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn thu hút người mua bất động sản nhưng hình ảnh lại không thể hiện sự bề thế của dự án, khách hàng sẽ không thấy ấn tượng.

Chiến lược marketing và branding song hành, do đó website cũng cần là một cầu nối để thể hiện thông điệp thương hiệu muốn truyền tải.

5. Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

Thương hiệu kết nối với khách hàng thông qua các giá trị, nhận diện, ngôn ngữ, và tính cách của thương hiệu, như cách 2 con người giao tiếp với nhau. Nhưng nếu sự kết nối này không kết tinh, có thể doanh nghiệp cần xem lại chiến lược để tiếp cận người mua.

Website là một công cụ quan trọng để xác định xem thương hiệu có đang tiếp cận đúng đối tượng thông qua các phương pháp đo lường. Còn định hướng branding sẽ đảm bảo website đang được xây dựng cho đúng những đối tượng đó.

Đọc thêm: Xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng thông điệp thương hiệu

Nền tảng luôn nằm ở thương hiệu

Nền tảng luôn nằm ở thương hiệu

Bạn sẽ không làm cửa sổ trước khi có móng nhà, và điều này cũng tương tự với website. Thương hiệu sẽ là nền tảng để bạn nghiên cứu và tạo ra một website như điểm chạm với khách hàng, giúp họ thấy toàn cảnh về doanh nghiệp và, cuối cùng, kết nối.

Cho nên, trước khi làm website, hãy dừng một chút và nhận định về thương hiệu. Nếu nền móng đã vững chắc, các điểm chạm sẽ hợp theo.