Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

May 27,2024 - Brand story

Sơ đồ cho sự thành công của một thương hiệu

Hầu như doanh nghiệp nào khi bắt đầu một dự án branding cũng muốn biết: Làm thế nào để thương hiệu thành công?

Sự thành công nhiều khi cảm giác như một công thức bí mật, được giấu ở đâu đó mà chỉ những kẻ may mắn, kiên trì, dư dả nhất mới có thể tìm ra. Và nhiều khi có cố cũng không thể tìm thấy.

Nhưng, chúng tôi nghĩ quan niệm này là sai lầm. Chúng ta luôn có thể tìm tòi, thu thập, suy nghĩ thật kỹ để tạo ra một thương hiệu tuyệt vời. Nỗ lực thường chỉ là một khía cạnh trong quá trình này. 

Trong bài viết này, hãy nhìn vào các bước cơ bản nhưng quyết định trong việc tạo nên một thương hiệu thành công. Hãy coi đây như một sơ đồ đơn giản để quá trình xây dựng thương hiệu trở nên rõ ràng và có định hướng.

Sơ đồ cho sự thành công của một thương hiệu

sơ đồ chơ sự thành công của thương hiệu

1. Nghiên cứu

Bước đầu tiên, hãy quên đi mọi thứ bạn nghĩ bạn biết, và làm quen lại thương hiệu từ đầu. 

Đặt câu hỏi, và dành thời gian lắng nghe cách mọi người mô tả về thương hiệu, đọc các tài liệu liên quan, tìm hiểu về tính cách, doanh nghiệp, khán giả, và đối thủ. Đây là một quy trình mất thời gian (có thể 1-2 tuần) để tập trung đào sâu tìm hiểu.

Với chúng tôi, giai đoạn này còn là để thu thập các thông tin, làm quen với kiến thức ngành, nâng cao nhận thức về hành vi đối tượng, và có thể vẽ lên một bức tranh hoàn thiện hơn về trải nghiệm thương hiệu trên mọi điểm chạm.

Kết quả quan trọng nhất sau bước này là sự thấu hiểu về bản chất của thương hiệu. Thường thì để cởi mở, chúng tôi sẽ mời bạn cốc cafe để tâm sự.

Đọc thêm: Nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng

2. Đánh giá

Một quá trình tốt cần mang tính tích luỹ, và việc đánh giá đóng vai trò như vậy sau bước nghiên cứu.

Bắt đầu bằng việc đánh giá nhận diện của thương hiệu và các thành phần bên trong. Tiếp theo, có rất nhiều mặt để xem xét như UX/UI, kiến trúc thương hiệu, nội dung, etc. Nhưng phần lớn dự án có thể triển khai sau khi đa đánh giá các yếu tố nhận diện như logo, màu sắc, hình ảnh, website, typography, iconography, và illustration.

Giai đoạn thứ hai này cũng xem xét khách hàng và đối thủ - những người tác động trực tiếp đến thương hiệu. Thương hiệu cần hiểu vị trí của mình trên thị tường, và cách để tạo sự khác biệt thu hút người mua.

Các đối thủ luôn đem đến nhiều khám phá thú vị hơn mọi người nghĩ, đặc biệt là các cơ hội chưa được khai thác để tạo sự khác biệt. Tứ đó ta có thể xác định các hướng đi thú vị mà chỉ thương hiệu của mình có thể dẫn đầu đi trước.

3. Định hướng chiến lược

định hướng chiến lược thương hiệu

Qua Nghiên cứu và Đánh giá, ta đã biết thương hiệu là ai và các cơ hội phát triển là gì. Giờ hãy tạo nên một tấm bản đồ và vạch ra các con đường để đạt đến sự thành công.

Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn trở nên độc nhất nhưng vẫn thu hút lượng lớn khách hàng, do đó, định hướng cũng cần trở thành những cách cụ thể và có mục đích để đạt được mục tiêu.

Nói cách khác, định hướng chiến lược chính là kim chỉ Nam để định vị tất cả các hoạt động tiếp theo. Sơ đồ quy trình từ Nghiên cứu đến Đánh giá và Định hướng cho phép áp dụng những nghiên cứu từ hai bước đầu vào quá trình xây dựng thương hiệu tổng thể.

Thành quả cuối cùng sẽ là một kế hoạch (hay bản đồ) chi tiết “đo ni đóng giầy” riêng cho thương hiệu, luôn sẵn sàng định hướng cho mọi hành động sau này, từ tạo website cho đến content, để thể hiện phần hồn của thương hiệu rõ nét nhất.

Đọc thêm: Chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn: Để tâm tới các vấn đề xã hội

Kết

Tất nhiên, một dự án branding sẽ còn bao gồm nhiều hoạt động khác, như Thiết kế, Kiểm thử, hay Quản lý thương hiệu. Nhưng 3 bước đơn giản, Nghiên cứu, Đánh giá, và Định hướng chiến lược đem đến một sơ đồ để kiến tạo thương hiệu một cách hoàn chỉnh nhất. Đó là con đường để nắm lấy cơ hội và đạt được thành công nằm sẵn trong nội tại của mỗi công ty.

Luôn có sự khó khăn để bước trên con đường của mình, nhưng Beautique luôn sẵn sàng đồng hành để bạn khai mở những tầm nhìn dù là “điên” nhất.