Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

April 22,2020 - Vision on branding

11 Bước Ứng Dụng Kể Chuyện Để Xây Dựng Thương Hiệu

Với vai trò vừa là doanh nhân vừa là tiến sĩ, Diane Engelman - một nhà thần kinh học và JB Allyn - một tác giả chuyên đề tâm lý học, đã hợp tác và hoàn thiện một phương pháp kể chuyện. Phương pháp là thành quả trong suốt 12 năm nghiên cứu và nó đã được ứng dụng cho chính những khách hàng của Engelman và Allyn. Những kết quả đem lại vô cùng hiệu quả. Cũng chính bởi vậy, phương pháp đã trở nên nổi tiếng, trở thành phương pháp kể chuyện được áp dụng rộng rãi.

=> Tại sao cần bận tâm cho việc xây dựng thương hiệu?
 

Nếu bạn là một nhà tiếp thị, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng phương pháp này. Ngày nay, những nhà tiếp thị giỏi nhất là những “chuyên gia kể chuyện" - người có khả năng tạo nên những câu chuyện thú vị, đáng nhớ cho thương hiệu.

Với chuyên môn về tâm lý học, Engelman và Allyn viết ra những câu chuyện thương hiệu cho khách hàng, giúp tái định vị, sửa đổi tư duy sai lệch, thúc đẩy thành công. Và phương pháp này cũng sẽ hữu ích cho marketer, những người dùng câu chuyện như một cách để định hình giá trị của thương hiệu. Nó không chỉ đơn giản là nói về thương hiệu mà còn là để toát lên những giá trị mà thương hiệu ấy mang - ví dụ như sự uy tín với đối tác, trải nghiệm vượt trội cho khách hàng, tài chính an toàn, minh bạch. Kể chuyện chính là công cụ tối ưu để in dấu thương hiệu trong tâm trí khách hàng, gắn kết nhu cầu của họ với sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Vậy theo quan điểm của Diane Engelman và JB Allyn thì xây dựng câu chuyện thương hiệu nên như thế nào?

Xây Dựng Câu Chuyện Thương Hiệu - Brand Story

1. Những câu chuyện “khởi đầu”

Một hành trình lớn luôn bắt đầu từ những bước chân nhỏ. Những câu chuyện về tầm nhìn, ý tưởng hay đam mê cháy bỏng thuở sơ khai của thương hiệu luôn thu hút khách hàng.

Bạn có thể bắt đầu với câu chuyện về tầm nhìn, ý tưởng đã thúc đẩy bạn thành lập doanh nghiệp. Hay nó cũng có thể là một nhu cầu cấp thiết, một sự đổi mới mà thị trường đang khao khát mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng.

2. Xây dựng những đặc tính của thương hiệu

Cũng giống như khi cô giáo ở trường yêu cầu bạn tả một chú cún - nhỏ, to, hung dữ, đáng yêu hay mỏng manh? Hãy miêu tả một cách chính xác nhất có thể để truyền đạt được những đặc tính thương hiệu mà khách hàng quan tâm. Ví dụ như “mũ bảo hiểm an toàn", “trang phục thoải mái tại phòng tập".

3. Hiểu được đặc điểm của khách hàng tiềm năng

Câu chuyện nên chạm được đúng “insight” của đối tượng tiềm năng. Họ là ai, có nhu cầu gì, họ có thể nhận được giá trị nào từ bạn, hãy làm rõ những vấn đề này.

4. Kết nối những đặc trưng

Hãy tạo những cơ hội cho khách hàng tham gia vào câu chuyện, trải nghiệm những ý tưởng, lý thuyết của doanh nghiệp. Hãy phá vỡ “bức tường thứ tư” và tạo cơ hội để khách hàng tương tác với câu chuyện của doanh nghiệp.

Hãy tưởng tượng nhà cung cấp và khách hàng như hai nhóm nhảy trên sàn đấu vũ đạo trường trung học. Liệu điều gì sẽ kéo họ tới, điều gì khiến họ gắn kết? Một thử nghiệm, một case study, một dự án có thể khơi dậy cảm hứng,... Bất cứ thứ gì, tạo ra chúng trong câu chuyện của bạn, thử nghiệm cho cả hai phía và cuối cùng là gắn kết với họ.

5. Bước ngoặt đáng giá

Mỗi câu chuyện đều có cốt truyện riêng, các plot (bước ngoặt) luôn là điểm mấu chốt để tạo nên một câu chuyện thú vị. Hãy nói về những khó khăn và chia sẻ những kinh nghiệm của doanh nghiệp trước khi giới thiệu sản phẩm.

6. Hãy gói gọn câu chuyện của bạn

Đây chính là lá bài quyết định cho câu chuyện của bạn - những yếu tố chính để xác định khách hàng, nhu cầu của họ và giá trị mà bạn mang tới, đưa chúng về những từ ngữ ngắn gọn, dễ nhớ và dễ ứng dụng.

“Những câu chuyện không tác động tới chúng ta, mà chúng thu hút và khiến chúng ta say mê chúng. Câu chuyện không thuyết giảng, chúng truyền cảm hứng. Chúng tạo ra âm vang rộng lớn, nhưng đồng thời âm thầm gieo dắt niềm tin, cảm xúc bên trong tất thảy chúng ta.” - Signorelli.

 

Kể Chuyện Thương Hiệu

Khi bạn đã xây dựng câu chuyện của mình, thử nghiệm nó với những nhóm nhỏ các đối tượng khác nhau. Kể nó với những người thích bạn, những người không thích bạn và cả những người bạn chưa bao giờ làm việc cùng. Điều gì đọng lại được trong tâm trí họ? Có phần nào họ không hiểu? Trong mọi trường hợp, hãy luôn nói sự thật (nhưng hãy nói với đam mê và năng lượng) và cân nhắc thận trọng những phản hồi nhận được.

=> 5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu Thành Công

Sau đó là lúc bạn nói ra câu chuyện thương hiệu của mình, kể chúng qua từ ngữ của nội dung, qua màu sắc của nhận diện thương hiệu, tagline, phát triển nó qua nhiều câu chuyện nhỏ, những bài báo hay bất cứ thứ gì bạn có. Dành cho những ai muốn phát triển thương hiệu tốt hơn nữa, đây là những chia sẻ của Engelman và Allyn trong bài viết “5 bước để gia tăng sức mạnh cho câu chuyện thương hiệu” đưa ra gợi ý như sau:

1. Một Tư Duy Anh Hùng

Hãy là người có sức mạnh, trách nhiệm trong câu chuyện mình kể, để xây dựng lòng tin, giá trị và lý do mà bạn có mặt.

2. Bạn Đang Tìm kiếm Thứ Gì?

Mục đích nhiệm vụ của bạn là gì? Để tái định vị hay phục hồi từ những mất mát trước đây? Hay để vượt qua chính mình và hoàn thành một nhiệm vụ bất khả thi?

3. Nhận Ra Mọi Khó Khăn Là Những Bước Tiến, Không Phải Rào Cản

Làm việc chăm chỉ là một phần của quá trình và thử thách góp phần tăng thêm sự thú vị và tính thực tế cho câu chuyện của bạn.

4. Người Trợ Giúp của bạn là ai? Luôn có sự giúp đỡ và hỗ trợ xung quanh chúng ta

Engelman chia sẻ một câu chuyện về một người trẻ tuổi nhận được sự giúp đỡ từ bốn chú chó collies hiện diện như một người bảo vệ và che chở. Câu chuyện sẽ phát triển và dần biến hóa với chiều hướng khác khi nhân vật trưởng thành và thay đổi. Câu chuyện của bạn hoàn toàn có thể mô tả được những người, nguồn lực đã hỗ trợ, giúp đỡ bạn.

5. Tăng Cường Năng lượng: Thúc Đẩy Tiến Độ của bạn

Đúng vậy, đã đến lúc vào game. Những yếu tố quyết định nào mang sự kịch tính, có thể thúc đẩy nhanh chóng thành công của bạn? 


Bất kể doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn nào, thời điểm cũng luôn là thời điểm lý tưởng để trau dồi khả năng kể chuyển, tạo ra câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ, thuyết phục.