Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

May 19,2022 - Brand story

Branding là gì và khác gì với Brand?

Branding là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng với bất kì ai đang có ý định “làm branding”. Tôi đã tạo ra định nghĩa của riêng mình dựa trên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, qua những cuộc trò chuyện trên podcast và các nguồn khác nhau. 

Tại sao tôi lại định nghĩa khác? Chẳng lẽ những thông tin branding là gì ngoài kia vẫn chưa đủ?

Có nhiều lí do cho việc này, như những định nghĩa có quá nhiều mơ hồ, khiến mọi người khó hiểu về ngành của chúng ta và thật sự ta đang làm gì. Các định nghĩa khác quá hẹp, tập trung vào một khía cạnh duy nhất của thương hiệu như thiết kế logo.

branding la gi

 

Một vấn đề khác tôi nhận thấy là branding thường được kết nối với brand. Rất nhiều định nghĩa từ brand tới branding dây dưa vào nhau mà không hề rạch ròi về mặt định nghĩa. Điều này tương tự như việc cho rằng market và marketing cũng là một vậy. 

Bên cạnh đó, tạo nên định nghĩa riêng buộc tôi phải có một vị trí, một chỗ đứng nhất định trong ngành (để thành một tác giả thực thụ). 

Trước tiên, ta hãy cùng xem qua một vài định nghĩa khác trước khi đi sâu vào chủ đề của bài viết: Brand và Branding.

Branding là gì? Là xây dựng thương hiệu, cộp mác thương hiệu trên thị trường

Khởi nguồn của từ “branding” đến từ việc “branding” gia súc bằng bàn ủi. Đây thực sự một phép ẩn dụ hay ho. Branding nghĩa là khẳng định quyền sở hữu với con dấu cộp mác chất lượng. Branding nghĩa là tạo mối quan hệ lâu dài giữa chủ sở hữu và sản phẩm/dịch vụ.

Xem thêm: 5 Ví Dụ Điển Hình Về Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu

branding la gi

 

Branding là gì? Là xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hoặc doanh nghiệp qua các phương tiện truyền thông quảng cáo và thiết kế

Có một chuỗi những định nghĩa về branding trên mọi lĩnh vực. Từ định nghĩa đơn giản là cộp mác thương hiệu qua nhận diện, đến khái niệm branding toàn diện bao gồm cả quảng cáo, thông điệp và văn hoá…

Đây cũng là một định nghĩa khác tôi khá tò mò:

“Trong thuật ngữ Marketing - Branding, não người tiêu dùng đầu tiên nhìn thấy cấp độ đầu vào 'ô tô' và sau đó là sản phẩm cụ thể (BMW, Mercedes, Jaguar, v.v.). Mục tiêu nhận thức cuối cùng của việc xây dựng thương hiệu là chuyển cấp độ tiếp xúc đầu tiên từ cấp độ cơ bản sang thương hiệu cụ thể, vì vậy, bộ não của người tiêu dùng đầu tiên nhìn thấy "Mercedes", thay vì "xe hơi".”

Xem thêm: Mô hình giá trị thương hiệu BxP trong Branding    

Định nghĩa trên khá thú vị với tôi, vấn đề là khá khó để biến thành một ngành riêng lớn hơn, để khách hàng phân biệt rõ hơn với marketing, advertising, nhân sự,...

Tôi muốn định nghĩa một khái niệm thực tế hơn nhưng vẫn đủ bao hàm mọi khía cạnh của thương hiệu. Và đây là kết quả tôi đã thực hiện.

Branding là quá trình có chủ ý và liên tục phát triển những tài sản hữu hình của thương hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phân biệt với sản phẩm/dịch vụ.

Xem thêm: Branding là gì? Tại sao Branding quan trọng với doanh nghiệp?

Chia nhỏ điều này ra thì Branding là như thế này:

  • Chủ ý: Có thể có một brand - thương hiệu dù muốn hay không, nhưng branding thì luôn được thực hiện một cách chủ ý. Đó là một nỗ lực có ý thức để tạo nên một thương hiệu.
  • Liên tục: Xây dựng thương hiệu - Branding không phải là nỗ lực một lần. Đây là một hành động liên tục làm mới, tinh chỉnh và sáng tạo dựa trên nhận thức của ngời tiêu dùng về thương hiệu.
  • Có quy trình : Việc xây dựng thương hiệu không xảy ra 'ngẫu nhiên'. Đó là một quy trình với các giai đoạn được xác định rõ ràng, xây dựng dựa trên quy trình chiến lược đã được xác thực để cho phép sản phẩm đầu ra thật sáng tạo.
  • Phát triển : Xây dựng thương hiệu không chỉ là việc 'tạo ra' các tài sản mới. Đó là một sự lựa chọn có chủ ý khi đầu tư vào một số tài sản nhất định và dành ít sự chú ý hơn cho những tài sản khác.
  • Có thể quan sát được: Branding là sự dịch chuyển giữa chiến lược thương hiệu và các điểm chạm thực tế với người tiêu dùng. Những thứ như 'định vị' hoặc mục tiêu kinh doanh không được chú ý trực tiếp ở cấp độ thương hiệu.  m thanh, hình ảnh đồ hoạ, thông điệp, nhiếp ảnh, tông giọng thương hiệu, hiệu ứng chuyển động, đây là các tài sản thuộc một phần của bề mặt có thể quan sát được của thương hiệu.
  • Khác biệt : Khác biệt có nghĩa là nhận ra một cách dễ dàng, là không bị nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh. Branding giúp thương hiệu công nhận thuộc doanh nghiệp, chứ không hẳn là khác biệt hoàn toàn trên thị trường
  • Tài sản : Tài sản là một nguồn lực của một công ty. Xây dựng thương hiệu là phát triển các tài sản có lợi tức đầu tư rõ ràng. Chúng không chỉ là 'ý tưởng sáng tạo'; chúng là những tài sản có thể định lượng được trên bảng cân đối kế toán của công ty.
  • Liên kết : Những tổ chức khác nhau hoạt động ở các cấp độ khác nhau. Việc xây dựng thương hiệu cần phải hoạt động một cách vô thức và có ý thức. Ở cấp độ đầu tiên, quan trọng nhất, một thương hiệu cần gửi các tín hiệu phù hợp để đơn vị hỗ trợ làm thương hiệu như Beautique bắt đầu. 


Bạn nghĩ gì về định nghĩa này? Còn thiếu cái gì hay đây đã là quá nhiều? Hãy tìm hiểu branding là gì với chúng tôi!

Bài viết bởi Stef Hamerlinck
Dịch và Biên tập bởi Beautique Agency.

=> Văn hoá nội bộ - Chìa khoá bí mật cải thiện Employer Branding