Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

April 08,2022 - Vision on branding

Chiến lược thương hiệu dành cho Start-up

Khi nghĩ về thương hiệu chúng ta thường nghĩ về những công ty toàn cầu. Những công ty ấy không chỉ là nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, chúng còn hòa nhập và gắn liền với văn hóa đại chúng. Ví dụ như với Zoom, Tiktok hay Apple, khi nhắc tới những công ấy, có nhiều liên tưởng và cảm xúc sẽ được khơi gợi trong tâm trí chúng ta cùng một lúc.

Xây dựng thương hiệu giúp tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ. Đồng thời tạo ra mối liên kết tức thì giữa sản phẩm hoặc thương hiệu với một tập hợp nhu cầu, giá trị hay cảm xúc nhất định.

Việc xây dựng thương hiệu đối với các tập đoàn lớn tương đối dễ dàng bởi vị trí cao trên thị trường, cùng với nguồn lực và ngân sách lớn. Tuy nhiên, với những thương hiệu startup, xây dựng thương hiệu là muôn trùng khó khăn.

Liệu khó khăn ấy có đồng nghĩa là chúng ta nên từ bỏ? Không, thứ chúng ta cần là một chiến lược thương hiệu thông minh.

chien luoc thuong hieu danh cho start up

 

Lý do để xây dựng chiến lược thương hiệu sớm

Các chủ doanh nghiệp start-up có rất nhiều công việc hằng ngày, giao tiếp với khách hàng, quản lý nhân sự, xử lý tài liệu, phân bổ ngân sách,... Trong môi trường có nhịp độ nhanh như vậy, những vấn đề chưa sừng sững trước mắt thường dễ bị bỏ qua, trong đó có xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó. Thương hiệu có thể mang lại nhiều lợi thế về lâu dài cho doanh nghiệp. Và khi so doanh nghiệp có thương hiệu với doanh nghiệp không có thương hiệu, lợi thế này càng được thấy rõ.

Sự khác biệt

Các công cụ xây dựng thương hiệu - nhận diện thương hiệu, website, truyền thông,... giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng một công ty có cá tính riêng. Nó sẽ làm tăng tác động của quảng cáo. Các nội dung được phát ra sẽ dễ nhớ hơn, duy trì nhận thức thương hiệu đối với khách hàng.

Hiểu thị trường

Phân tích đối thủ là nền móng của chiến lược thương hiệu. Marketer không phải là người duy nhất được hưởng lợi từ những dữ liệu này. Dữ liệu về đối thủ sẽ là yếu tố quan trọng để đưa ra nhiều quyết định, ví dụ như nên tung ra sản phẩm nào, thị trường nào nên được mở rộng.

=> 5 Ví Dụ Điển Hình Về Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu

Việc hiểu đối thủ sẽ giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về thị trường, biết được các lợi thế cạnh tranh và từ đó có thể tự tin vào những quyết định được đưa ra.

Hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư

Tất nhiên, chúng ta không nên đánh giá một cuốn sách qua trang bìa, nhưng cũng không thể phủ nhận sức mạnh của ấn tượng đầu tiên.

Khi đứng trước những nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cần có một màn trình bày thuyết phục. Tầm nhìn của doanh nghiệp, ưu thế của sản phẩm, khả năng nó bị thay thế trên thị trường, tiềm năng phát triển,.. tất cả những thứ ấy đều liên quan tới chiến lược thương hiệu. Một chiến lược thương hiệu chặt chẽ cho thấy một mô hình kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển.

Xác định mục tiêu với kỳ vọng về chiến lược thương hiệu

Xây dựng chiến lược thương hiệu nghĩa là hoạch định một kế hoạch dài hạn, hướng tới những mục tiêu liên quan tới quy mô, nhận thức của thương hiệu.

Đó là lý do chúng ta cần đặt ra những câu hỏi như: “Nó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?”, “Danh tiếng của thương hiệu sẽ như thế nào?” và “Làm sao duy trì được thương hiệu qua thời gian?”

Xem thêm: Chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn: Để tâm tới các vấn đề xã hội

Những câu trả lời không dễ để tìm ra nhưng nó là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp nhất định phải trả lời được. Một startup với chiến lược thương hiệu mạnh sẽ có khả năng sống sót cao hơn gấp nhiều lần so với những doanh nghiệp kinh doanh phong trào, không có cái nhìn tổng thể.

chien luoc thuong hieu danh cho start up

 

5 yếu tố cơ bản về thương hiệu và chiến lược thương hiệu để bắt đầu một start-up

Logo, billboards hay TVC là những thứ chúng ta thường nhắc tới. Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ để làm thương hiệu cho startup, hãy cùng xem xét:

Tên thương hiệu trong chiến lược thương hiệu

Tên của một doanh nghiệp, tự bản thân nó, chính là một công cụ để làm thương hiệu. Đây là một số mục tiêu nó có thể đạt được:

  • Để lại một ấn tượng lâu dài: Những cái tên dễ nhớ như Apple, Amazon hay Zoom sẽ luôn dễ để lưu nhớ.
  • Mô tả sản phẩm hoặc ngành hàng mà thương hiệu tham gia: Ví dụ điển hình đó là Duolingo và Evernote.
  • Tại sự khơi gợi: Tên thương hiệu là thứ đầu tiên mọi người nhìn thấy khi họ tương tác với thương hiệu. Đảm bảo tên thương hiệu khơi gợi sự tò mò, đi cùng những tính cách hay cảm xúc mà thương hiệu mong muốn.

Ngoài ra, việc thay đổi tên thương hiệu giữa chừng trong vòng đời của startup là một quyết định rủi ro. Bởi vậy, doanh nghiệp nên suy nghĩ thấu đáo về tên thương hiệu ngay khi bắt đầu.

Định danh thương hiệu

Là một đoạn mô tả ngắn về thương hiệu, được doanh nghiệp xác định để định hình suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu. Định danh này có thể thay đổi tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu hay quy mô của doanh nghiệp.

Ví dụ như các công ty startup thường tham gia thị trường với định danh là “nhanh và rẻ”, tuy nhiên, sau khi phát triển hơn, họ có thể chuyển sang định danh mới, có thể được gắn với một sản phẩm mới hoặc một thương hiệu con.

Dưới đây là một số ví dụ về công ty startup với định danh được xác định rõ ràng:

  • Bumble (ứng dụng hẹn hò) - nền tảng hẹn hò cho phụ nữ.
  • Mailchimp (trình tạo Email Campaign) - nền tảng đáng tin cậy để quản lý tiếp thị email.
  • Bird (xe tay ga thân thiện với môi trường) - tự do, di động, bền vững.

Tông giọng thương hiệu trong chiến lược thương hiệu

Tông giọng của một thương hiệu là phong cách mà thương hiệu dùng để giao tiếp với khách thăm, người dùng và khách hàng. Tương tự như tông giọng một con người, doanh nghiệp nên chắc rằng nội dung mình sản xuất có tông giọng thể hiện được đúng tính cách mà doanh nghiệp mong muốn.

Có nhiều công cụ để doanh nghiệp quản lý tông giọng truyền thông của thương hiệu:

  • Các tính từ, động từ mang tính mô tả, rõ ràng mang lại thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
  • Các từ lóng, những inside joke tham chiếu với văn hóa đại chúng có liên quan tới khách hàng mục tiêu.
  • Độ dài nội dung, bố cục và lịch đăng bài cũng phần nào đó nói ra phong cách của thương hiệu.

Dưới đây là một vài ví dụ đầy cảm hứng về các thương hiệu có tông giọng độc đáo:

  • Apple nuôi dưỡng cảm giác tinh hoa và thuộc về cộng đồng trong các nội dung quảng cáo.
  • Whole Foods sử dụng phong cách truyền thông vui vẻ để thúc đẩy thói quen dinh dưỡng lành mạnh và khuyến khích người mua hàng mua sản phẩm.
  • Frank’s RedHot đã áp dụng một phong cách trực diện để thể hiện sự trung thực, đáng tin cậy.

Website cũng là một phần trong mọi chiến lược thương hiệu thành công

Chỉ riêng ở Mỹ đã có gần 230 triệu người mua sắm online. Những người không mua sắm online vẫn dựa vào các công cụ tìm kiếm trên internet để tìm kiếm thông tin sản phẩm.

Ngày nay, một công ty startup không thể thành công nếu không có ứng dụng hay trang web. Có website là điều bắt buộc, vậy nên doanh nghiệp nên tận dụng website một cách tối đa.

Có nhiều cách khác nhau để đảm bảo trang web phản ánh tầm nhìn và bản sắc thương hiệu của công ty startup - sau đây là một trong số ý tưởng để áp dụng:

  • Phát triển blog trên trang web để chia sẻ giá trị của công ty.
  • Ứng dụng logo, nhận diện thương hiệu của thương hiệu.
  • Thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp với tính năng và khách hàng mục tiêu.

Kênh Marketing

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp chạy các chiến dịch quảng cáo sẽ đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng một thương hiệu dễ nhận biết. Phần lớn các công ty start-up sẽ tận dụng tối đa mạng xã hội để thu hút khách hàng, xây dựng nhận thức.

Dưới đây là một vài ví dụ về các công ty start-up sử dụng các công cụ tiếp thị để xây dựng thương hiệu:

  • Hustle là bảng tin công nghệ mang tính biểu tượng nhất trên thế giới - nhờ phong cách thiết kế tối giản, lối viết mang tính đối thoại, dí dỏm. Việc kiểm tra thư từ họ đã là thói quen lâu dài của nhiều chủ doanh nghiệp.
  • MoonPie, bằng cách viết những dòng tweet vui nhộn trên Twitter, công ty đã thu hút một lượng lớn người theo dõi, tò mò về thương hiệu.
  • TechCrunch là công ty tiên phong trong việc sử dụng bot Facebook Messenger để cung cấp tin tức công nghệ cho đọc giả của nền tảng.
chien luoc thuong hieu danh cho start up

 

5 bước để xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng thương hiệu hiệu quả là khi có thể tối ưu được chi phí nhưng vẫn đưa được thương hiệu tới tầm ngắm của khách hàng mục tiêu. Bởi việc xây dựng chiến lược hiệu quả cao từ đầu có thể khó nắm bắt, hãy chia mục tiêu ra thành nhiều phần nhỏ để có thể nhìn rõ hơn quá trình, cũng như dễ quản lý các đầu việc.

Xem thêm: Cải thiện trải nghiệm vật lý thực tế: Chiến lược marketing xây dựng thương hiệu hiệu quả

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Hiểu được đối tượng mà mình hướng tới là việc cốt lõi để đảm bảo lời nói và thông điệp của thương hiệu có thể tác động được tới họ. Đó là lý do tại sao khi xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu, trước hết chủ doanh nghiệp nên tạo ra chân dung khách hàng. 

=> Vai trò của Cultural Insight trong phân tích hành vi người tiêu dùng

Để có thể hiểu tổng thể về những giá trị, sở thích và nhu cầu của khách hàng mục tiêu, hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu sống ở đâu?
  • Họ thích gì và không thích gì?
  • Sở thích của họ?
  • Tông giọng giao tiếp nào sẽ phù hợp với họ?
  • Họ sử dụng kênh truyền thông nào?

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã hiểu rõ những khách hàng, hãy tìm hiểu đối thủ của chúng ta là ai. Xem xét chiến lược của họ, cách họ đang truyền thông và xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Để phân tích đối thủ, hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Đối thủ quảng bá những giá trị nào? Cách khách hàng phản hồi với nội dung ấy?
  • Họ sử dụng kênh truyền thông nào? Kênh nào là kênh hiệu quả nhất?
  • Yếu tố nào được làm nổi bật trên website của họ?
  • Điểm mạnh, điểm yếu trong việc xây dựng thương hiệu của họ?

Bước 3: Tạo ra bản sắc thương hiệu

Khi đã có trong tay cả hai bản nghiên cứu về khách hàng và đối thủ, doanh nghiệp sẽ bắt đầu bắt tay vào việc tạo ra bản sắc thương hiệu của mình. Bản sắc thương hiệu sẽ dựa trên những yếu tố cơ bản sau:

  • Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu
  • Logo và nhận diện thương hiệu
  • Tông giọng thương hiệu

Bước 4: Ứng dụng nhận diện thương hiệu vào Marketing tiếp thị và chiến lược thương hiệu 

Có một cuốn sách thương hiệu trình bày về những tài sản thương hiệu sẽ rất hữu ích để doanh nghiệp có thể chia sẻ tới các nhà đầu tư hoặc đối tác. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tương tác giữa mọi người và thương hiệu, ứng dụng thiết kế nhận diện thương hiệu vào các ấn phẩm truyền thông, cả nội bộ và bên ngoài.

Dưới đây là một số cách:

  • Thêm biểu logo, ứng dụng màu sắc thương hiệu trong email.
  • Thiết kế mẫu tài liệu và hóa đơn có dấu ấn của nhận diện thương hiệu.
  • Sử dụng một bộ màu và phông chữ quy định.
  • Ứng dụng nhận diện trên các thiết kế mạng xã hội (avatar, cover)

Bước 5: Tạo hệ thống quản lý nội dung thương hiệu cho chiến lược thương hiệu

Với một công ty startup, có thể chủ doanh nghiệp sẽ nghĩ rằng việc quản lý nhận diện hay nội dung tiếp thị là chưa cần thiết. Tuy nhiên, khi hoạt động của công ty bắt đầu tăng, những nội dung và hình ảnh ấy có thể vượt ngoài kiểm soát bất cứ lúc nào. Vậy nên, có một hệ thống quy định để quản lý chúng là điều cần thiết.