Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

April 15,2022 - Brand story

Làm thế nào để kiểm tra nhận thức thương hiệu?

Thương hiệu của một doanh nghiệp cũng giống như danh tiếng của một con người. Một công ty cần làm những gì tốt nhất cho hình ảnh thương hiệu, không đặt nó vào nguy hiểm. Bởi hình ảnh của thương hiệu luôn liên kết với danh tiếng thương hiệu, thứ quyết định cách mà khách hàng nhìn nhận thương hiệu.

Các yếu tố để khách hàng tương tác và nhìn nhận tích cực về thương hiệu bao gồm mức độ trung thành của khách hàng, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, độ phủ trên thị trường, hoạt động truyền thông, mức độ nhận thức thương hiệu, các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.

Xem thêm: Brand Awareness - Nhận thức thương hiệu là gì?

Vậy làm sao để một thương hiệu kiểm tra nhận thức thương hiệu của mình? Việc này được thực hiện qua những phân tích, thống kê các dữ liệu về truyền thông và phạm vi tiếp cận của thương hiệu thông qua các kênh phân phối nội dung và tiếp thị truyền miệng.

Có cần kiểm tra nhận thức thương hiệu?

Khi mới nghe tới nhận thức thương hiệu, thoạt đầu có thể không cảm thấy cần thiết hoặc nghĩ nó sẽ không mang lại giá trị. Nhưng nếu chúng ta cứ giữ suy nghĩ ấy, chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội. Như thế nào?

Hãy lấy một ví dụ như sau. Chúng ta đều biết Vivo (hãng smartphone) tài trợ cho giải đấu IPL năm nay, và bất cứ ai xem trận đấu đều sẽ nhìn thấy tên thương hiệu “Vivo” và nó sẽ được lưu vào tiềm thức của họ. Sau đó khi người hâm mộ IPL này đi mua điện thoại, người đó sẽ ngay lập tức nghĩ tới Vivo - và đó chính là sức mạnh của nhận thức thương hiệu.

Do đó, mọi người nhớ ra thương hiệu càng nhanh thì giá trị thương hiệu càng lớn. Hơn thế nữa, giá trị thương hiệu cải thiện cơ hội chuyển đổi, từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng. Bởi vậy, trọng tâm của chúng tôi ở đây là cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu, xây dựng giá trị thương hiệu giúp mang lại lợi ích lâu dài. Vậy làm sao để thương hiệu nảy ra trong tâm trí khách hàng ngay lập tức?

Câu trả lời là cải thiện nhận thức thương hiệu. Thế nhưng, để cải thiện được nó, chúng ta cần biết nó đang ở đâu, bằng cách đo lường, kiểm tra nhận thức thương hiệu. Chúng ta không cần một ngân sách lớn để làm việc ấy, thứ chúng ta cần là dữ liệu.

=> 4 mẹo cải thiện nhận thức thương hiệu dành cho doanh nghiệp

Cùng tìm hiểu một số dữ liệu mà chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra nhận thức thương hiệu:

Lưu lượng truy cập website nói gì về nhận thức thương hiệu 

Lưu lượng truy cập vào website chính thức của thương hiệu có thể nói lên rất nhiều về nhận thức thương hiệu. Nếu doanh nghiệp đang thực hiện chiến dịch SEO hay tiếp thị mạng xã hội, doanh nghiệp cần kiểm tra sự biến đổi của website hằng tuần. Doanh nghiệp có thể kiểm tra Google Analytics, xem liệu người truy cập đến từ đâu: gõ trực tiếp (direct), tìm kiếm tự nhiên (organic) hoặc kênh mạng xã hội (social). Nếu số liệu lượt gõ trực tiếp tăng lên, tức là thương hiệu đã được nhiều người biết đến hơn, khách hàng đang quan tâm, tìm kiếm về thương hiệu.

Số lượt hiển thị

Số lượt hiển thị (Impressions) cho biết số lần nội dung được hiển thị trên news feed, và lượt tiếp cận (reach) cho biết lượng người nhìn thấy nội dung, bao gồm cả những khán giả mới. Ví dụ, một bài đăng được hiển thị cho bạn 5 lần trên news feed của bạn thì bài đó nhận được 5 lượt hiển thị. Bởi vậy, nhiều lần hiển thị hơn có nghĩa là khả năng hiển thị tốt hơn, làm tăng khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Bằng cách ấy, càng nhiều người biết tới thương hiệu, nhận thức thương hiệu càng cao. Nếu số lượt hiển thị thấp, thương hiệu nên làm phân tích nội dung, nghiên cứu đối tượng khán giả để cải thiện nội dung, từ đó cải thiện số liệu.

Tương tác

Các thuật toán trên các trang mạng xã hội luôn ưu tiên tương tác. Đây là lý do tại sao hầu hết các influencer muốn bạn nhấn like, share và comment vào nội dung của họ. Những tương tác này sẽ được máy chủ ghi nhận và đánh giá nội dung đó là nội dung chất lượng. Nội dung chất lượng sẽ được hệ thống cho hiển thị nhiều hơn, thậm chí có thể được lượt kê trong những phần nội dung tuyển chọn khiến nội dung ấy càng nhận được nhiều lượt tiếp cận và tương tác. Đối với các thương hiệu, khi tương tác được cải thiện, nhận thức thương hiệu cũng sẽ tăng lên. Nhiều người sẽ biết tới thương hiệu thông qua những thuật toán này.

Khách hàng tiềm năng (lead)

Thương hiệu có tìm thấy khách hàng tiềm năng thông qua tiếp thị online không? Nếu có, xin chúc mừng. Nếu không, thương hiệu nên suy nghĩ lại về hoạt động tiếp thị của mình. Khách hàng tiềm năng là những người có khả năng đưa ra quyết định mua hàng, và một khi thương hiệu tạo ra đơn từ họ tức là thương hiệu đang đi đúng hướng.

=> 11 Nguyên tắc thiết kế web sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn

Càng có nhiều đơn từ khách hàng mới, thương hiệu càng có nhận thức mạnh. Để tiếp cận được khách hàng tiềm năng, thương hiệu hãy tập trung vào nhu cầu của họ, hiểu điểm chung của họ, tìm ra một giải pháp và quan sát sự thay đổi.

Hiểu về nhận thức thương hiệu qua phân tích dữ liệu mạng xã hội

Phân tích dữ liệu mạng xã hội bao gồm sự phát triển của kênh, điểm số tương tác, comment, lượt thích, tỷ lệ bỏ theo dõi, tỷ lệ chuyển đổi, nhân khẩu học,.v..v… Thương hiệu càng tập trung vào phân tích số liệu, nội dung của thương hiệu sẽ được cải thiện, thứ thu hút sự quan tâm và tương tác từ khán giả.

Cuối cùng, bạn có thể thực hiện một cuộc khảo sát online nhanh, hoặc phỏng vấn offline để có được ý kiến từ khách hàng. Vấn đề họ đang gặp phải, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, điểm họ hài lòng và không hài lòng,..tất cả những thông tin ấy đều sẽ giúp bạn cải thiện hình ảnh, gia tăng nhận thức thương hiệu.

Xem thêm: Hai mặt của Social Media Marketing trong xu hướng số hoá