March 16,2022 - Vision on branding
Muốn xây dựng thương hiệu vững mạnh, hãy nghĩ tới những cải tiến độc đáo
Hãy dành 1 chút thời gian để nghĩ về những phát minh đổi mới gần đây mà thực sự có ý nghĩa với chúng ta.
Đó có phải là xe đạp Peloton, sản phẩm đã tạo nên cho ta một thói quen thể thao lành mạnh mỗi ngày? Hay là cách công ty bảo hiểm Oscar xóa bỏ cảm giác ngợp trước hàng ngàn lựa chọn về bảo hiểm sức khoẻ? SpaceX có vẻ đã hoàn toàn thay đổi cách hình dung của ta về du lịch vũ trụ, và trợ lý ảo thông minh Alexa đã phát triển đến mức có thể phát bất kì show hay bộ phim nào ta muốn trên mọi nền tảng.
Mỗi ví dụ trên đều thể hiện rằng, những công ty trên đã sáng tạo những sản phẩm và dịch vụ giải quyết những nhu cầu của khách hàng theo cách rất khác. Họ đã thay đổi hoàn toàn danh mục bán hàng của mình, và đây là điều bất kì chuyên gia về đổi mới và sáng tạo mong muốn thực hiện. Tuy nhiên, không phải công ty/chuyên gia nào cũng có thể tạo nên những đổi mới sáng tạo này. Tại sao thật khó để xây dựng thương hiệu vững mạnh?
Xây dựng thương hiệu với sự đổi mới sáng tạo: Tận dụng lợi thế hiện tại, thúc đẩy xây dựng cho tương lai
Cách nghĩ của doanh nghiệp về tầm quan trọng của sự sáng tạo đổi mới rất quan trọng. Thông thường, trách nghiệm nằm trong tay một team chuyên trách R&D, chiến lược và thiết kế, và rõ ràng, từng chức vụ khác nhau sẽ có những viễn cảnh khác nhau về tương lai phát triển của công ty. Trong team, mong muốn nuôi dưỡng và phát triển những ý tưởng mới táo bạo luôn tạo ra sự cản trở với những người có thể tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển đổi mới. Viễn cảnh tương lai đôi khi bị những sự thật xấu xí của hiện tại đe doạ. Đây là một xu hướng tự nhiên đã diễn ra nhiều lần. Có vẻ, nỗi sợ hãi thực sự là càng nhiều người được tiếp xúc với một ý tưởng đổi mới sáng tạo mới, càng có nhiều khả năng nó bị chỉ trích và đè nén bởi những ràng buộc vô hình.
Cuộc chơi chỉ có thể thay đổi một khi sự đổi mới sáng tạo dựa trên cơ sở thực tế đang diễn ra hiện tại. Để xây dựng thương hiệu vững mạnh, cần sử dụng sức mạnh tập thể để cùng nhau tìm ra những điểm tốt nhất của doanh nghiệp và làm bàn đạp cho tương lai. Phải hiểu khả năng và tài sản hiện có của công ty, và thương hiệu cùng với mục đích sáng lập chính là “đầu vào” cần có cho sự đổi mới sáng tạo.
=> Xây dựng chiến lược Marketing 2022: Tất cả những trend bạn cần biết
Đối với đội ngũ R&D và chiến lược, cần có sự thay đổi về tư duy. Khi cân nhắc cả hiện tại và tương lai lâu dài, team này cần dành thời gian để xây dựng và “bồi đắp” tài sản cũng như khả năng hiện có để trở thành một dự án đổi mới sáng tạo mới. Team Branding cũng phải là một phần không thể thiếu trong nỗ lực đổi mới sáng tạo sản phẩm để đảm bảo mục đích và tầm nhìn của thương hiệu luôn là nền tảng cho mọi công việc, từ nghiên cứu đến hình thành và hiện thực hóa ý tưởng. Thay vì đợi sản phẩm thành hình rồi mới yêu cầu Team Branding quản lý truyền thông, hãy nhận thức mục đích của thương hiệu như một yếu tố must-have cho sự đổi mới để xây dựng thương hiệu vững mạnh hơn.
Tiếp cận sự đổi mới với nền tảng vững chắc cũng như có tầm nhìn chiến lược cụ thể trong tương lai cũng giúp tránh khỏi những rủi ro có thể trong tương lai. Nếu không có cái nhìn cụ thể và sáng rõ về mục đích của thương hiệu, sự cải tiến và sáng tạo thường không có giá trị. Thậm chí, thay vì sáng tạo để xây dựng thương hiệu vững mạnh hơn, đây có thể trở thành một loại rủi ro cao mà không có sự khác biệt trong dài hạn hay lợi thế đặc biệt trên thị trường.
Đổi mới và làm branding cần liên kết chặt chẽ với nhau nếu muốn xây dựng thương hiệu vững mạnh
Quan điểm về đổi mới của chúng tôi có một chút sự khác biệt. Điều này cần cân nhắc tới một thương hiệu hiện đang tồn tại ở đâu trên thị trường và có thể đi bao xa trong tương lai. Sự đổi mới và thương hiệu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và kết quả tốt nhất luôn đến từ sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 mảng này. Đổi mới là thách thức lớn với thương hiệu, đồng thời cũng là thách thức để thúc đẩy doanh thu, và giải pháp tốt nhất là có thể giải quyết cả hai.
Nếu thực hiện tốt, sự đổi mới có thể làm mới hoàn toàn kì vọng của khách hàng. Người dùng của chúng ta thường sẽ có một cách nhìn cơ bản về cách vận hành của mọi thứ, hiểu biết cơ bản về thương hiệu cũng như lí do vì sao thương hiệu lại phù hợp với họ. Bất kì sự đổi mới sáng tạo nào cũng phải gây được sự ấn tượng đủ sâu sắc cũng như giải quyết tốt hơn những nhu cầu và khúc mắc của người dùng.
Xem thêm: Cải thiện trải nghiệm vật lý thực tế: Chiến lược marketing xây dựng thương hiệu hiệu quả
Lấy ví dụ là một món đồ phổ biến như ghế văn phòng. Ngay cả một món đồ nội thất văn phòng đơn giản cũng có có đủ tiềm năng để trở thành tiền đề cho sự đổi mới sáng tạo. Bắt đầu với chiếc ghế IKEA mang phong cách sạch sẽ, giá cả phải chăng và sự linh hoạt trong mọi không gian. Điều thiếu sót ở đây là sự thoải mái về mặt công thái học. Với một thương hiệu thiên về thiết kế dễ tiếp cận và nhiều công năng như IKEA, chiếc ghế này đáp ứng đủ các mong muốn về một chiếc ghế giá cả phải chăng và hấp dẫn.
Chuyển tới một thương hiệu khác là Crate and Barrel với một giải pháp rất khác. Phiên bản này có kiểu dáng đẹp, hiện đại, phản ánh đầy đủ mong muốn của Crate and Barrel về một tác phẩm sáng tạo từ nghệ nhân có thể chạm đến nhiều người trên thế giới. Việc sử dụng da thuần chay của thương hiệu phản ánh quan điểm về vật liệu làm từ động vật và nâng giá sản phẩm phù hợp với vị thế cao cấp của mình trên thị trường. Giải pháp của Crate and Barrel giúp khách hàng có thể sở hữu thiết kế cao cấp hơn và vật liệu có nguồn gốc đạo đức trong nhà mình.
Và không thể không nhắc đến Herman Miller - bậc thầy công thái học với sản phẩm ghế công thái học kinh điển. Theo ông, ghế phải mang lại sự thoải mái cho người dùng dù là kích thước hay hình dạng nào. Sản phẩm này có nhiều kích cỡ và có thể tuỳ chỉnh theo sở thích về độ nghiêng, hỗ trợ lưng và phần để tay, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thoải mái cho những ngày làm việc dài.
Rõ ràng, từ một sản phẩm ghế đơn giản, với mỗi thương hiệu, cách đổi mới sáng tạo của họ lại tập trung vào một nhu cầu nhất định, phù hợp với nhóm người dùng cũng như định vị thương hiệu trên thị trường. IKEA là sự đơn giản, phải chăng, Crate and Barrel là đẳng cấp và sang trọng, còn Herman Miller thì hướng tới sức khoẻ và sự thoải mái cho người dùng.
Xây dựng và đổi mới thương hiệu có mục đích
Đổi mới về cả sản phẩm, kết nối khách hàng hay quy trình sản xuất đều cần cách tiếp cận khác nhau. Không chỉ xoay quanh việc giao tiếp với khách hàng và những tờ note khắp tường. Chúng tôi đã xây dựng phương pháp luận mới để tối ưu tác động của khách hàng tới sự đổi mới. Thương hiệu tạo ra những trải nghiệm, sản phẩm và “thiết lập lại” kì vọng của khách hàng và trong quá trình này sẽ tạo nên phát triển và lòng trung thành của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu vững mạnh với sự đổi mới có thể diễn ra theo 3 cách sau:
- Sử dụng thương hiệu như bệ phóng: Sự đổi mới có thể được kiến tạo từ hiểu biết sâu sắc về tầm nhìn của thương hiệu.
- Nắm được insight khách hàng hiện tại và tương lai: Nắm được nhu cầu và tâm tư khách hàng, có thể dễ dàng dự đoán xu hướng tương lai
- Prototype có mục đích: Tạo các mẫu thử khác nhau để hiểu tác động của sự đổi mới lên cả quá trình kết nối với khách hàng và quy trình sản xuất.
Nếu đã quyết định bắt tay vào xây dựng làn sóng đổi mới sáng tạo để xây dựng thương hiệu vững mạnh hơn, chúng tôi tin rằng, với cách tiếp cận để sáng tạo phù hợp, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng và tăng trưởng đáng kể cho công ty.
Xem thêm: Xây dựng chiến lược website tập đoàn nhằm đạt được mục tiêu trong ngắn và dài hạn