Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

April 29,2022 - Vision on branding

Những điều bạn cần biết về xu hướng truyền thông In-house

Truyền thông In-house là gì? In-house có điểm gì khác biệt so với Agency?

Nhằm tạo ra chiến lược truyền thông có hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp thường tìm đến sự trợ giúp của các Marketing Agency. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữa Client với Marketing Agency cũng hợp tác tốt đẹp. Chính vì vậy, tại Việt Nam hiện nay, xu hướng xây dựng đội ngũ marketing “In-house” ngày càng được nhiều công ty lựa chọn và có sự phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Xây dựng chiến lược Marketing 2022: Tất cả những trend bạn cần biết

xu huong truyen thong marketing in-house

 

1. Sự khác biệt giữa Marketing In-house và Agency là gì?

In-house Marketing có nghĩa là bộ phận marketing của doanh nghiệp trực tiếp thực hiện tất cả các quy trình marketing của doanh nghiệp đó từ test sản phẩm, concept truyền thông; lên kế hoạch thực thi; đo lường, quản lý, tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông, bán hàng,... Chính vì vậy, làm marketing tại bộ phận in-house, bạn sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm nuôi dưỡng thương hiệu của mình trong suốt thời gian gắn bó với công ty. Trong khi đó, các Agency chỉ có trách nhiệm đáp ứng cho Clients theo từng chiến dịch hay dự án, đáp ứng KPIs và những yêu cầu đã được thống nhất từ trước giữa hai bên. 

=> Hợp tác Client và Agency: Những góc nhìn mới

Bên cạnh đó, đội ngũ của truyền thông In-house thường mang tính tập trung, chuyên dụng cao. Đôi khi với những dự án chuyên biệt cần sự kết hợp của Agency và In-house thì bộ phận In-house sẽ nắm vai trò quản lý, điều hướng cho Agency trong quá trình làm việc. Còn Agency là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn dựa trên chuyên môn cao (expertise) về thương hiệu (brand), truyền thông (communication), sáng tạo (creativity) và thực thi (execution).

Do đó, thuê ngoài một Agency là cách nhanh nhất để có được những chuyên gia đã qua đào tạo bài bản hỗ trợ quản lý các dự án quảng cáo của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhờ kinh nghiệm làm việc với nhiều khách hàng khác nhau nên các Agency thường có kiến thức và cái nhìn thực tiễn đa dạng hơn. 

2. Lợi thế của Marketing In-house là gì?

  • Đội ngũ chuyên dụng, tập trung. Đội ngũ Marketer In-house sẽ dành toàn bộ sự tập trung vào doanh nghiệp cũng như luôn sẵn sàng cho mọi nhiệm vụ mới hàng ngày. 
  • Kiến thức thương hiệu mạnh mẽ. Bởi chính là các nhân viên trong công ty nên đội ngũ In-house có quyền truy cập tốt hơn vào các quy trình và tài liệu trong doanh nghiệp. Họ có sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó, về những xu hướng tiêu dùng cũng như đối thủ cạnh tranh, từ đó hình thành những cảm quan về sản phẩm của mình và thị trường. 
  • Dễ dàng hợp tác với các bộ phận khác trong công ty. Vì là những nhân viên trực tiếp làm việc với công ty nên nhóm Marketing In-house sẽ có được sự giao tiếp và làm việc ăn ý hơn với các bộ phận khác. Đặc biệt, với những công việc truyền thông, có quyền truy cập vào tài nguyên công ty sẽ khiến các việc chia sẻ ảnh, video và nội dung cập nhật cho truyền thông xã hội trở nên dễ dàng hơn. Điều này khắc phục được nhược điểm trong quá trình làm việc với các Agency mà nhiều doanh nghiệp mắc phải.
  • Chi phí thấp hơn. Việc thuê một Agency thường tốn một chi phí khá lớn nhưng đôi khi không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, xây dựng một đội ngũ nhân viên cố định tham gia trong một thời gian dài sẽ tốn của doanh nghiệp chi phí thấp hơn nếu đảm bảo được chất lượng đầu ra.

3. Nhược điểm của Marketing In-house?

  • Hạn chế tính sáng tạo. Với đặc thù công việc Marketing, khả năng sáng tạo là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, làm việc lâu trong môi trường với tính chất công việc thiếu đa dạng sẽ là vật cản khiến bạn khó tiếp cận được những góc nhìn mới mẻ. Để có thể khiến nhân viên đưa ra được những cách tiếp cận độc đáo hơn, nhà lãnh đạo cần có sự linh hoạt trong việc gỡ bỏ những nguyên tắc cứng nhắc và có phương hướng tạo động lực, kích thích một môi trường làm việc sáng tạo, giàu cảm hứng. Với những yêu cầu đặc thù như thiết kế, nên tìm tới agency làm nhận diện thương hiệu để 
  • Thiếu nhân lực có chuyên môn hóa cao. Tập trung một đội ngũ có thể đảm bảo được tất cả các nhiệm vụ là một điều hết sức khó khăn, nên chuyên môn là một vấn đề thường nảy sinh tại bộ phận in-house. Do đó, rất dễ tồn tại tình trạng một người phải kiêm nhiều việc khác nhau, đôi khi dẫn tới những khó khăn khi tìm kiếm những giải pháp cho vấn đề yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong một lĩnh vực cụ thể.

Xem thêm: Làm thế nào để tìm được agency làm thương hiệu phù hợp?

  • Tầm nhìn. Việc tập trung vào sản phẩm, ngành hàng của doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích nổi bật, nhưng cũng có nghĩa là đội ngũ Marketing In-house không có cơ hội tiếp xúc với các ý tưởng khác bên ngoài công ty, ngành hàng. Nếu nhà quản lý không vẽ ra được tầm nhìn đủ lớn và chiến lược phù hợp sẽ khiến cho các chiến lược Marketing của công ty trở nên cứng và cũ so với thị trường.
xu huong truyen thong marketing in-house

 

4. Công ty nào thì cần đến Marketing In-house?

Trước khi quyết định công ty của mình có cần một đội Marketing In-house hay không, bạn cần xác định rằng đội ngũ của mình sẽ cần một chuyên gia marketing để quản lý hoặc chính bạn sẽ cần đủ kiến thức để đào tạo những người còn nghiệp dư cho vị trí đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần định hướng ý thức cao về marketing, lên được những mục tiêu rõ ràng cũng như một kế hoạch phát triển cụ thể khi xây dựng đội ngũ này. Không thể thiếu được những phương án quản trị rủi ro trong trường hợp đội In-house không đáp ứng được kỳ vọng. 

=> Thư gửi Agency: Client thực sự muốn gì?

Chuẩn bị tốt những điều trên là yếu tố quan trọng giúp xây dựng được một team Marketing In-house thành công. 

Tạm kết

Làm marketing - một yêu cầu thiết yếu chính là tinh thần học hỏi và sự linh động không ngừng qua những tình huống thực tế. Cả Marketing In-house hay Agency đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau. Cần hiểu rằng không có câu trả lời nào “one size fits all” khi đưa ra lựa chọn giữa Marketing in-house và Marketing ở agency. Mỗi tổ chức, dự án đều có những yêu cầu khác biệt, vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Xem thêm: Creative Agency Model - Khám phá các mô hình Agency sáng tạo mới