Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 24,2022 - Brand story

Xây dựng thương hiệu là xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và thương hiệu

Mỗi năm, có hơn 30000 sản phẩm tiêu dùng được giới thiệu trên toàn thế giới, và chỉ 15-20% trong số đó thành công. Những “kẻ sống sót” đã làm thế nào để trụ vững trên thị trường khắc nghiệt? 

Họ đã tạo ra một thế giới đầy niềm tin với sự đóng góp từ sản phẩm của mình. Con người có xu hướng kết nối với sản phẩm thông qua niềm tin chung. Nhiều hãng thành công tồn tại được vì họ đã phát triển hệ thống niềm tin vững chắc qua giá trị thương hiệu, đạo đức hay cá tính đặc biệt của brand. Những giá trị này đi vào cả cách bán, cách kinh doanh sản phẩm.

Quản trị thương hiệu đúng cách là cách phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu

khach hang va thuong hieu

 

64% người tiêu dùng cho rằng những giá trị chung là lí do để gắn kết với thương hiệu. Mối quan hệ đang phát triển này có thể gặp khó khăn nếu không quản lí và kiểm soát cẩn thận. Quản trị thương hiệu bài bản sẽ là chìa khoá để nâng giá trị thương hiệu, cụ thể qua các bước sau:
 
Marketer phải tìm hiểu về định vị thương hiệu và điểm khác biệt của các brand cùng ngành. Với những điểm độc đáo của mình, brand có thể tìm ra chỗ đứng trong thị trường, tạo nên bản sắc và từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của brand.

=> Nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng

Độ nhận diện thương hiệu tại điểm bán và Quản trị thương hiệu

Brand rất cần được truyền thông đa kênh cả online lẫn offline để duy trì thông điệp brand muốn phát ra trên thị trường.

Phân tích Brand Performance (Hiệu suất)

Thương hiệu có thể được khảo sát định kì để tìm ra cách hoạt động hiệu quả nhất và lợi ích mang lại cho công ty. 

Xây dựng giá trị thương hiệu

Để nâng tầm giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần ra mắt sản phẩm mới và thậm chí, gia nhập thị trường mới. Đó là công việc của những người quản lí thương hiệu: phải liên tục bổ sung giá trị và lặp lại các bước hiệu quả để thay đổi định vị, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xây dựng niềm tin giữa khách hàng và thương hiệu

Bên cạnh đó, người tiêu dùng đặt niềm tin vào một thương hiệu chỉ khi hãng có hệ thống nhất quán và tiêu chuẩn dưới niềm tin của mình. IKEA, Sephora, The Body Shop, Boots hay Zara và các hãng tương tự là ví dụ về cách đồng bộ hình ảnh của mình, từ không khí cửa hàng, merchandise, giá cả đến cách giao tiếp và dịch vụ khách hàng,... Phát triển chiến lược branding cho cửa hàng bán lẻ sẽ đảm bảo sự nhất quán của thông điệp marketing hãng muốn phát ra.

khach hang va thuong hieu

 

Xem thêm: Khách hàng nhìn nhận thương hiệu của bạn như thế nào?    

Để tìm ra điểm giao nhau với quan điểm của người dùng, brand có thể tự đặt ra những câu hỏi sau:

  • Brand đại diện cho điều gì?
  • Lời hứa thương hiệu của brand nên là gì?
  • Sản phẩm hay dịch vụ nào cần thiết cho mục tiêu phát triển của brand?
  • Thị trường nào phù hợp cho tăng trưởng?
  • Định vị thương hiệu, brand nằm ở đâu trên thị trường?
  • Khi nào sản phẩm nên đi cùng tên brand để đạt được doanh thu và lượng bán tối đa?

Các brand lớn đã xây dựng niềm tin và nâng tầm giá trị của mình như thế nào?

Hãy nhìn vào ví dụ từ hãng mĩ phẩm Dove, một thương hiệu flagship của “người khổng lồ” ngành FMCG - Unilever. Dove đã định hình rõ ràng phân khúc khách hàng của mình, chủ yếu đến từ tầng lớp thu nhập trung bình và trung bình khá trở lên. 58% doanh thu của thương hiệu đến từ thị trường mới nổi, nhiều người di cư và đang phát triển mạnh về vệ sinh. Để xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu, hãng kể nhiều câu chuyện của những người phụ nữ và lòng tự trọng của họ, định hình lại nhận thức của người tiêu dùng về lí do khiến họ trở nên xinh đẹp và tự tin hơn.

khach hang va thuong hieu

 

Khi nhắc tới quần áo thân thiện với môi trường hay những sản phẩm tiêu dùng bền vững tương tự khác, một vài brand tự định danh với niềm tin này cũng xuất hiện trong đầu người tiêu dùng. 

Xem thêm: Chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn: Để tâm tới các vấn đề xã hội    

Nike đã gắn mình với những trang phục thể thao hiện đại và duy trì dòng sản phẩm này từ 1964. Từ giày, Nike mở rộng sang quần áo, thiết bị... Dần dần, khách hàng xây dựng dần mối quan hệ với brand và đặt niềm tin vào sự bền vững, ổn định và lành mạnh của sản phẩm. Như mọi mối quan hệ lâu dài khác, đây là mối quan hệ 2 chiều. Brand càng gắn bó với mục đích, sự tăng trưởng và độ duy trì của mình, người tiêu dùng càng có niềm tin, lòng trung thành và nhận thức nhất định với sản phẩm, giảm thiểu được rủi ro mua hàng trong tương lai. 

Nghĩ về khách hàng và thương hiệu như thế nào?

Thị trường tấp nập không dễ để chen chân, kể cả sản phẩm có chất lượng tới đâu. Do đó, bản sắc sản phẩm và giá trị thương hiệu sẽ là yếu tố quan trọng trong việc định hình nhận thức người tiêu dùng trước khi họ quyết định mua hàng. Nếu làm đúng, thương hiệu sẽ vừa có khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng, vừa có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh với tình hình thị trường.