April 18,2022 - Brand story
10 nhận diện thương hiệu đẹp và hiệu quả từ brands
Từ design visualize, đến motion graphic hay infographic, đây đều là điểm mạnh cũng như chuyên môn của Beautique trên bất kì phương diện nào, đặc biệt là khi liên quan đến việc “làm thương hiệu”. Vì thế, chúng tôi hiểu một bộ nhận diện thương hiệu trực quan không chỉ hỗ trợ xây dựng thương hiệu mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu đó. Từ cách đóng gói bao bì tới các ấn phẩm truyền thông trên mạng xã hội, một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng mạnh sẽ ngay lập tức nói lên thương hiệu là ai, làm về lĩnh vực gì, và vì sao khách hàng nên chọn lựa thương hiệu.
Xem thêm: Bàn về nhận diện thương hiệu với Marty Neumeier
Ngược lại, nếu bộ nhận diện thương hiệu không đủ ấn tượng, nó có thể làm giảm hình ảnh và giá trị của những trải nghiệm thương hiệu về sau. Nếu chỉ coi như việc “sở hữu” nhận diện - gồm logo, màu sắc, typography - là hiệu quả, thì thật là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bộ nhận diện thiếu sự kết nối, không ổn định, hoặc tệ hơn là không đúng với những gì brand đang cố gắng thể hiện, chắc chắn đang không có một câu chuyện gắn kết nào với thương hiệu cả. Điều đó khiến brand khó kết nối và tạo mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những thương hiệu đang làm đúng và sở hữu bộ nhận diện trực quan tuyệt vời. Dưới đây là 10 ví dụ về Nhận diện thương hiệu đẹp và hiệu quả từ các brands:
Nhận diện thương hiệu của Casper
Đây là một công ty khởi nghiệp về nệm đã tạo ấn tượng đột phá trên thị trường với mô hình kinh doanh sáng tạo và chiến lược Content Marketing hiệu quả và Nhận diện truyền thông khéo léo.
Màu đặc trưng của thương hiệu là be và xanh lam nhẹ, kết hợp với phong cách minh hoạ vẽ tay, mang lại cảm giác thoải mái trên mọi điểm chạm, từ trang web đến fanpage cá nhân.
=> Cách thương hiệu ứng dụng màu sắc trong thiết kế nhận diện
Headspace
Ứng dụng thiền Headspace cũng có bảng màu tươi vui mang lại niềm vui (và thực hiện sứ mệnh của ứng dụng thiền: ít căng thẳng hơn, nhiều niềm vui hơn). Lẽ đương nhiên, nhận diện thương hiệu xuyên suốt từ trang web, ứng dụng đến cả Instagram. Với những câu trích dẫn đầy cảm hứng và các nhân vật được minh họa duyên dáng, bộ nhận diện đảm bảo mang lại trải nghiệm gắn kết với mọi phần nội dung.
Airbnb - một ví dụ về nhận diện thương hiệu đáng học hỏi
Như dịch vụ của mình, thương hiệu Airbnb thể hiện mọi thứ về một cuộc sống năng động. Thông qua những hình ảnh đậm chất con người và màu sắc hồng đậm đặc trưng, thương hiệu này khuyến khích mọi người tận dụng tối đa cuộc sống, và sử dụng Airbnb để thực hiện điều đó.
Dropbox
Khi mới ra thị trường, thương hiệu này gây ấn tượng với thiết kế tối giản mà đầy ấn tượng, và khi thương hiệu phát triển hơn, bộ nhận diện thương hiệu cũng tiến hoá tương tự. Lần tái nhận diện thương hiệu - rebrand năm 2017 đã mang đến một bộ nhận diện rực rỡ, đa dạng và đầy tính trực quan như một bước thay đổi lớn của chính thương hiệu. Từ banner trên Twitter tới Instagram, hình ảnh trên các điểm chạm của Dropbox đều thể hiện sự sáng tạo vô hạn để liên kết với bộ toolkit mới phát triển của brand.
Ví dụ về Nhận diện thương hiệu đầy tính “người”: Trái tim từ Southwest Airlines
Tiếp nối các bước xây dựng thương hiệu của những gã khổng lồ như Virgin, Southwest Airlines gần đây đã tiết lộ một bộ nhận diện thương hiệu mới, mang đến một chút cá tính hơn. Sự phối hợp ba màu vàng, đỏ và xanh lam diễn tả cảm giác ấm áp, làm cho thương hiệu cảm thấy được chào đón hơn - cũng chính xác là những gì khách hàng muốn từ một hãng hàng không.
Đây cũng là ví dụ về Nhận diện thương hiệu mang tính “người” độc đáo, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Quỹ Parkinson và ví dụ về Nhận diện thương hiệu cho tổ chức phi lợi nhuận
Đối với nhiều tổ chức phi lợi nhuận, thiết kế có thể là một ý niệm xuất hiện sau đó chứ không phải là yếu tố thiết yếu đầu tiên. Nhưng Quỹ Parkinson đã tạo ra một bộ nhận diện mới với bản sắc trực quan phản ánh hình ảnh tổ chức năng động, thú vị vốn có. Một logo độc đáo giống như một bộ não trong đầu, một cái gật đầu tinh tế cho chứng rối loạn thần kinh. Màu xanh lam sáng là một màu sắc sống động, truyền đạt sự phấn khích và niềm say mê đối với cuộc sống mà tổ chức hoạt động để hỗ trợ.
Glossier
Glossier là thương hiệu làm đẹp hướng đến việc đơn giản hóa việc mua sắm mỹ phẩm. Như vậy, tính từ mô tả tính cách thương hiệu là đơn giản và sạch sẽ. Màu sắc nhẹ nhàng và hình ảnh minh hoạ lấy con người làm trung tâm tạo sự dễ chịu và dễ tiếp cận tại các điểm chạm với khách hàng, giống như trải nghiệm mua sắm của họ.
Meow Wolf
Là một nhóm nghệ thuật và giải trí chuyên về trải nghiệm tương tác và nhập vai, không ngạc nhiên khi bộ nhận diện của Meow Wolf luôn đậm nét và đầy tính tương tác. Màu sắc rực rỡ của kĩ thuật số kết hợp với hình hoạ đơn giản là trang web sống động hơn hẳn, dù là hình ảnh công việc hay những khoảnh khắc của đội ngũ.
=> Thiết kế Logo: Màu sắc nói lên điều gì về Thương hiệu của bạn?
Nhận diện thương hiệu từ hãng loa Sonos
Sonos có thách thức thú vị vì bộ nhận diện phù hợp phải truyền đạt được đặc điểm sản phẩm loa đầy tính âm thanh một cách trực quan. May mắn thay, với lần tái nhận diện thương hiệu vào năm 2015, họ đã biến thương hiệu âm thanh của mình thành một loại thuốc chữa bệnh cho mắt. Màu đen tinh tế được nhấn nhá bằng những mảng màu lớn (nhằm mục đích chơi chữ) phản ánh trải nghiệm sản phẩm.
Rogue Ales và ví dụ về nhận diện thương hiệu của sản phẩm bia địa phương
Đây là một brand bia có trụ sở ở Oregon, tiên phong trong việc sản xuất dây chuyền khép kín từ nông trại tới chai. Doanh nghiệp tự trồng nguyên liệu cho riêng mình và lấy cảm hứng hương vị từ những điều tinh túy của thiên nhiên. Vì vậy, bộ nhận diện thương hiệu phản ánh điều này theo mọi cách, từ các hình minh họa vẽ tay trên bao bì cho đến hình ảnh “mới hái” luôn xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Đó là một cách hiệu quả để củng cố lời hứa thương hiệu trong từng chi tiết thiết kế.
Xem thêm: Nhận diện thương hiệu: Học được gì từ logo của Starbucks?