Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

May 27,2024 - Brand story

Brand profit - Cách tác động lên lợi nhuận của thương hiệu

Đã làm marketing thì bạn cần hiểu một điều: mọi nỗ lực bạn làm đều liên quan đến lợi nhuận của thương hiệu. Những người giỏi nhất đều biết cách sử dụng chiến lược, sự sáng tạo, và các con số để phát triển doanh nghiệp.

Nếu bạn không thể tác động đến lợi nhuận thương hiệu, sẽ có người khác cướp đi phần doanh thu của công ty trên thị trường. Khi đó, sự sáng tạo sẽ trở nên vô nghĩa vì không thể giúp tổ chức sống sót. Đó chính là sự khác biệt giữa một brand marketer tốt và tuyệt vời, khả năng sinh lời.

Để tránh một kết quả xấu, hãy đọc tiếp để biết sử dụng 8 phương pháp tác động đến brand profit - lợi nhuận thương hiệu.

1. Điều chỉnh giá

Điều chỉnh giá cho brand profit

Nhiều chủ doanh nghiệp coi chiến lược giá như một công cụ phòng thủ, thường để chống lại lạm phát hay phát sinh trong các kênh phân phối, nhưng thực ra mức giá có tác động lớn hơn nhiều đến giá trị thương hiệu.

Hãy xem cách các thương hiệu như Chanel hay Supreme giữ mình ở mức giá cao để đảm bảo lợi nhuận, nhưng lại không quá cao để khiến người tiêu dùng quay lưng. Có 2 kịch bản sau:

  • Tăng giá: Nếu thị trường hoặc giá trị thương hiệu cho phép, bạn có thể tăng giá để cộng thêm sức mạnh cho thương hiệu so với đối thủ. Đương nhiên, chi phí sản xuất cũng có thể sẽ cần tăng lên.
  • Giảm giá: Sử dụng giảm giá khi bạn muốn chiến thắng cuộc chiến giá với đối thủ hay thị trường đang có dấu hiệu trì trệ. Hoặc bạn cũng có thể giảm giá khi công ty có lợi thế về chi phí sản xuất hoặc phân phối.

Chiến lược điều chỉnh giá, dù tăng hay giảm, sẽ cần chú ý tới sự phản ứng của nhà phân phối và đối thủ, nhất là khi giảm giá. Và thêm một lưu ý, một khi đã điều chỉnh, rất khó để đổi lại.

2. Tiếp cận nhóm mục tiêu mới

Ngoài việc điều chỉnh giá, một chiến lược khác để tăng lợi nhuận thương hiệu là tạo sản phẩm tiếp cận khách hàng mục tiêu mới, cao hoặc thấp hơn nhóm hiện tại.

  • Nhóm cao hơn: Liệu hình ảnh thương hiệu có phù hợp một dòng sản phẩm cao cấp hơn? Nếu công ty có đa dạng sản phẩm, điều này sẽ giúp tăng giá trị của brand.
  • Nhóm thấp hơn: Khá mạo hiểm, nhưng nếu thị trường đang khó khăn, bạn có thể tạo một nhóm sản phẩm nhắm tới nhóm khách hàng ít cao cấp hơn để tăng lợi nhuận, miễn là không ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.

Quản lý nhiều mức giá có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát mức lợi nhuận, nhân sự hỗ trợ, và chi phí quảng cáo. Hãy chú ý đừng quên mất các giá trị cốt lõi và cố trở thành một hình ảnh khác chỉ để tăng doanh thu.

Đọc thêm: Cách các khoảnh khắc tạo nên giá trị thương hiệu

3. Điều chỉnh chi phí sản xuất

điều chỉnh chi phí sản xuất cho brand profit

Kiểm soát chi phí có thể là vũ khí để tăng giá trị thương hiệu, dù là chi phí sản xuất hay marketing. 

  • Giảm chi phí: Nếu thương hiệu có sức mạnh lớn, bạn có thể tác động lên các nhà cung cấp để tìm được nguyên vật liệu rẻ hơn, giảm thời gian cung cấp, hay tìm các nhà sản xuất nước ngoài.
  • Tăng chi phí: Không mấy ai mong muốn điều này, nhưng với công nghệ mới, sự đầu tư vào hình ảnh thương hiệu, hay các tính năng mới, chi phí sản xuất đều có thể tăng lên để nâng giá trị thương hiệu lên.

Khi giảm chi phí, hãy đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng. Còn nếu tăng, hãy xem liệu mức lợi nhuận có tốt cho chiến lược lâu dài của thương hiệu.

4. Điều chỉnh ngân sách marketing

Các brand manager thường cố bảo vệ ngân sách nhất có thể để đảm bảo các hoạt động marketing được triển khai. Nhưng với góc nhìn về lợi nhuận thương hiệu, suy nghĩ này sẽ cần thay đổi.

  • Giảm ngân sách: Đừng giảm ngân sách để đối phó với các thay đổi ngắn hạn, mà hãy giữ sự đầu tư cho chiến lược dài hạn. Điều này sẽ giúp brand profit tiếp tục tăng lên
  • Tăng ngân sách: Khi có cơ hội để tăng hoặc bảo vệ thị phần trên thị trường, thương hiệu có thể tăng chi phí marketing để tăng doanh thu và bù cho tỉ lệ lợi nhuận thấp hơn.

Hãy nhìn vào chiến lược để quyết định mức ngân sách cho marketing. Càng được yêu thích trên thị trường, tỉ lệ người mua lại càng tăng, từ đó ta có thể điều chỉnh dòng tiền vào trải nghiệm khách hàng để giữ chân người mua trung thành hơn nữa. Đó chính là cơ hội để giữ lợi nhuận thương hiệu ổn định.

Đọc thêm: Performance Marketing đã xưa rồi, giờ các brand tập trung vào xây dựng giá trị thương hiệu

5. Tấn công nhóm khách hàng đối thủ

Ngoài ra, để tăng giá trị thương hiệu, ta có thể cướp về những người dùng khác hoặc bảo vệ lượng khách hàng hiện có.

  • Tấn công nhóm người dùng của đối thủ: Nếu có lợi thế cạnh tranh lớn hoặc nhận thấy có nhóm khách chưa được tiếp cận, bạn hoàn toàn có thể làm điều này để có tư thế là người dẫn đầu.
  • Bảo vệ nhóm hiện có: Giữ chân nhóm trung thành cho đến khi bạn có thể bắt kịp về công nghệ, hoặc duy trì mức lợi nhuận tốt.

Lưu ý rằng tấn công đối thủ có thể khó khăn và tốn kém, và thậm chí là vô nghĩa nếu không thật sự tiếp cận đúng nhu cầu của người dùng. Hãy xác định vùng chiến thắng trước khi khai chiến.

6. Khiến khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn

khiến khách hàng sử dụng thương hiệu nhiều hơn

  • Tăng lý do sử dụng: Khách hàng, kể cả nhóm trung thành, sẽ sử dụng sản phẩm của đối thủ. Một chiến lược tốt là cung cấp thêm lý do như trải nghiệm hay cảm xúc để giữ chân người dùng.
  • Tăng tần suất sử dụng: Khi có lợi ích để sử dụng nhiều hơn, người dùng sẽ quay lại với thương hiệu. Tuy nhiên, thay đổi hành vi để tạo thói quen là một thử thách lớn và sẽ cần nghiên cứu người dùng chuyên sâu.

Ví dụ, Listerine trở nên được yêu thích hơn khi chiến dịch quảng bá giới thiệu lợi ích khi kết hợp súc miệng với đánh răng mỗi ngày. Trước đó, mọi người chỉ sử dụng nước súc miệng 20-30 lần một năm.

Đọc thêm: Giá trị thương hiệu cốt lõi là gì?

7. Thâm nhập danh mục sản phẩm mới

Thương hiệu có thể thâm nhập danh mục sản phẩm mới với các nhu cầu chưa được khám phá, hoặc mở rộng danh tiếng đến nhóm người dùng mới. Đây là một chiến lược rủi ro và cần mức đầu tư lớn, nên hãy cân nhắc kỹ cũng như tính đến việc bảo vệ nhóm khách hàng hiện có.

8. Tạo ra khách hàng mới 

Mở rộng đến các địa điểm mới có thể chính là điều bạn cần để tăng lợi nhuận thương hiệu. Nếu có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể tập trung nguồn tiền vào các nơi khác để gây dựng giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, hãy có kế hoạch cho các kịch bản ít thành công hơn.

Và đó là 8 phương pháp để gia tăng lợi nhuận thương hiệu như một marketer thực thụ. Khi có thể tác động lên những con số, tiềm năng branding trở nên lớn hơn rất nhiều.

Hãy thấu hiểu cách điều khiển brand profit, và chiến lược thương hiệu sẽ nắm phần thắng trong tay. Đừng quên tìm hiểu thêm về tài chính marketing qua các bài viết bên dưới nhé.