Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

April 28,2022 - Vision on branding

Futures Thinking là tư duy, không phải là công cụ

Thiết kế đang ngày càng được chú trọng, nó phản ánh những thách thức, vấn đề mà chúng phải đối mặt đang càng lớn. Futures Thinking có thể cung cấp cho chúng ta phương pháp để giải quyết nhiều thách thức, nhưng hơn thế nữa, nó sẽ cung cấp một cái nhìn mới về thế giới mà chúng ta đã thiết kế ra.

Các nhà thiết kế dịch vụ hoạt động trong một thế giới lấy người dùng làm trung tâm, và những thách thức thiết kế được thúc đẩy bởi hành vi, thái độ, nhu cầu và mong muốn của con người. Tuy nhiên, con người luôn thay đổi. Sự thay đổi xuất phát từ ảnh hưởng của những biến động văn hóa xã hội, công nghệ chính trị và kinh tế. 

=> Kiến thức cơ bản về định vị thương hiệu

Bởi vậy mà những thách thức trong thiết kế thường phức tạp, luôn thay đổi. Bởi vậy, các nhà thiết kế sẽ giải quyết những thách thức tốt nhất khi có thể xem xét các tác động ngoại cảnh thay đổi hành vi con người như thế nào. Trong bối cảnh xã hội nhanh hơn, mọi thứ ngắn lại thì nhà thiết kế phải suy nghĩ rộng hơn để bao quát được bức tranh toàn cảnh. Bằng cách tìm hiểu Futures Thinking (tư duy tương lai), các nhà thiết kế có thể tạo ra những sản phẩm có tính bền bỉ với thời gian hơn.

futures thinking

 

Vậy Futures Thinking là gì?

Những phương pháp hướng tới tương lai đang ngày càng ảnh hưởng tới ngành thiết kế. “Dự báo”, “tương lai học” hay “Futures Thinking” là những thuật ngữ thường được thay thế cho nhau để mô tả việc thực hành suy nghĩ về tương lai một cách có cấu trúc, cùng các phương pháp, cách tiếp cận.

Futures Thinking không mới. Nó đã được bàn luận trong suốt một thế kỷ qua bởi những sáng kiến công nghệ và những sản phẩm văn hóa đại chúng viễn tưởng. Dù chưa được định nghĩa chính thức, hay được thiết lập như một bộ môn học thuật, nhưng có một tư tưởng mà chúng ta cùng đồng tình: “Bạn không thể biết trước tương lai”

Về cơ bản, Futures Thinking tập trung đánh giá những biến động, những rủi ro để xác định những xu hướng có thể diễn ra trong tương lai. Tư duy này quan tâm tới các yếu tố hệ thống, ít quan tâm tới vấn đề trước mắt. Nó đồng ý rằng yếu tố trong xã hội đều có sự liên kết. Và để tạo ra tác động, chúng ta phải hiểu và can thiệp vào hệ thống ấy chứ không chỉ tác động vào các yếu tố đơn lẻ. 

Futures Thinking và thiết kế

Nhiều nhà thiết kế áp dụng Futures Thinking như một công cụ hoặc một phương pháp để ứng dụng vào giữa quá trình thiết kế. Một số trường hợp khác thì nó được ứng dụng trước quá trình thiết kế để khuyến khích và khơi gợi sự sáng tạo cho đội ngũ. Trong trường hợp ấy, Futures Thinking là yếu tố bổ sung cho quá trình thiết kế, nhưng nó không được đưa vào phương pháp hay tư duy.

Tuy nhiên, chúng tôi thách thức khái nhiệm Futures Thinking là một phương pháp hay công cụ. Chúng tôi cho rằng nó sẽ mang lại những tác động có ý nghĩa hơn khi được ứng dụng vào thiết kế dưới dạng tư duy. Nó là cách tiếp cận có thể được tích hợp vào các phương pháp từ đầu tới cuối quá trình thiết kế.

Để đưa Futures Thinking vào thiết kế

Việc ứng dụng Futures Thinking đúng cách sẽ giúp chúng ta khám phá, định hướng quá trình thiết kế. Nó giúp chúng ta trả lời những câu hỏi dài hạn như “chúng ta muốn tới đâu” và cả những nhiệm vụ ngắn hạn “chúng ta làm gì tiếp theo?”

Trong khi đó, kiến thức chuyên môn về thiết kế giúp chúng ta truyền đạt các khái niệm trừu tượng về Futures Thinking một cách rõ ràng hơn. Việc minh họa một viên cảnh có thể xảy ra bằng hình ảnh sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều so với việc dùng ngôn ngữ đơn thuần. Điều này giúp khách hàng, người dùng và đối tác đồng cảm tốt hơn với trải nghiệm có thể có trong kịch bản.

=> Tận Dụng Các Mô Hình Nhận Thức Vào Sản Phẩm Thiết Kế p1

Trong việc ứng dụng Futures Thinking vào thiết kế, chúng tôi đưa các nguyên tắc để ứng dụng Futures Thinking vào thiết kế:

Quan tâm tới những gì có thể xảy ra

Nguyên tắc này thấy trong nhiều giai đoạn của dự án. Nó có thể xuất hiện ngay từ khi chúng ta tìm kiếm người dùng để xác định những tín hiệu thay đổi. Trong các buổi phỏng vấn, chúng ta có thể khắc họa một số viễn cảnh để thu lại những ý kiến và nhu cầu của người dùng. Trong các phiên họp nội bộ, chúng ta có thể truyền cảm hứng cho đối tác, khách hàng bằng những cơ hội, tiềm năng có thể xảy ra trong tương lai.

Hiểu sự thay đổi của hệ thống

Xem xét mọi người, dịch vụ, sản phẩm và tổ chức đều là một phần của hệ thống xã hội. Chúng không biệt lập mà kết lối với nhau, đồng thời, luôn thay đổi và ảnh hưởng lẫn nhau. Và chúng ta cần hiểu rằng, hệ thống biến động này không được xây dựng chỉ bởi một số phương pháp hay dự án nào đó.

Xem thêm: Trải nghiệm thương hiệu: Áp dụng công nghệ vào chiến lược thương hiệu

Nguyên tắc này được ứng dụng trong những giai đoạn khác nhau của dự án, ví dụ như xác định những hệ quả sẽ có từ dự án, những rủi ro tiềm ẩn, hay xây dựng hiểu biết về bối cảnh xã hội.

futures thinking

 

Giá trị của Futures Thinking

Bằng cách ứng dụng nhưng nguyên tắc Futures Thinking, chúng tôi có những giá mà chúng tôi tin rằng nó có thể được ứng dụng cho công việc của nhiều nhà thiết kế khác:

  • Xây dựng sự hiểu biết về những thay đổi đang định hình hành vi và nhu cầu của nhóm đối tượng chúng ta đang thiết kế cho
  • Tạo độ bền cho thiết kế, giúp nó chống chịu những thay đổi bối cảnh
  • Dùng những tình huống dự đoán để giao tiếp, chia sẻ tầm nhìn của chúng ta với đội ngũ, đối tác, khách hàng để củng cố niềm tin, văn hóa.

Đối với các nhà thiết kế mới làm quen với Futures Thinking, chúng tôi hy vọng Futures Thinking sẽ được đưa vào thường xuyên hơn, với vai trò là một tư duy trong các dự án thiết kế. Dù sử dụng rời rạc các phương pháp hay công cụ của Futures Thinking vẫn mang lại giá trị, tuy nhiên, nếu nó được lan rộng sẽ mang lại nhiều tác động hơn nữa.

Cũng giống như tư duy thiết kế, lấy con người làm trung tâm, Futures Thinking có thể giúp định hình, tinh chỉnh cách chúng ta nhìn thế giới. Tất nhiên để đạt được đièu ấy cần có kinh nghiệm, nhưng nó là thứ hoàn toàn có thể đạt được nhờ thời gian và thử nghiệm. Futures Thinking sẽ biến đổi quy trình thiết kế và văn hóa làm việc của bạn,

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu tiếp cận khái niệm Cấu trúc thương hiệu