Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 10,2022 - Brand story

Hướng dẫn gia tăng nhận thức và khả năng nhận diện thương hiệu

Nhận thức (awareness) và nhận diện (recognition) về thương hiệu là một trong những mục tiêu chính của tiếp thị. Để cải thiện doanh số, tăng khách hàng trung thành, thương hiệu cần có vị thế và uy tín.

Nhận thức thương hiệu (brand awareness) và nhận diện thương hiệu (brand recognition) thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng vẫn là hai thuật ngữ riêng biệt và có những điểm khác nhau. 

Nhận thức thương hiệu là gì?

Thương hiệu lạ hay quen với nhóm đối tương mục tiêu? Làm thế nào để họ nhận ra thương hiệu? Đó là nhận thức thương hiệu. Xây dựng nhận thức thương hiệu là chìa khóa cho tiếp thị và bán hàng.

Xem thêm: Brand Awareness - Nhận thức thương hiệu là gì?    

Mục tiêu của nhận thức thương hiệu là khiến đối tượng mục tiêu cảm thấy thân thuộc với thương hiệu, cụ thể là tên, logo, đặc tính của thương hiệu. Với nhận thức thương hiệu cao, doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một thương hiệu gắn với ngành hàng ấy.

Dưới đây là Mô hình Giá trị hoặc Mô hình Giá trị dựa trên khách hàng bởi Kevin Keller. Mô hình trình bày từng bước tương ứng từng cấp độ về nhân thức thương hiệu.

nhan thuc thuong hieu

 

Nhìn chung, một thương hiệu mạnh là khi thương hiệu định hướng được cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng về mình. Khi thương hiệu có thể trả lời câu hỏi cao nhất của kim tự tháp, có nghĩa là thương hiệu đang đi đúng hướng.

=> Làm thế nào để kiểm tra nhận thức thương hiệu?    

Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận thức thương hiệu là việc biết một thương hiệu đang có mặt trên thị trường. Còn nhận diện thương hiệu là về khả năng nhận biết về thương hiệu dựa trên các yếu tố của thương hiệu, gồm: màu sắc, logo, hình ảnh, tông giọng mà thương hiệu truyền thông.

Mức nhận diện của thương hiệu càng cao thì sự thống trị của thương hiệu ấy trên thị trường càng lớn.

Nhận diện thương hiệu liên kết với một lời hứa về chất lượng - thứ thiết yếu đối với mọi mô hình kinh doanh. Nhận thức thương hiệu thành công nhất khi tên thương hiệu trở thành tên thay thế cho sản phẩm/dịch vụ mà nó cung cấp. Google là một ví dụ điển hình.

Nhận diện thương hiệu và nhận thức thương hiệu luôn song hành và bổ trợ cho nhau, và chúng ta có thể cải thiện cả hai bằng những cách sau :

Chiến lược xây dựng nhận thức thương hiệu và nhận diện thương hiệu

Hợp tác với Influencer

Influencer marketing là một công cụ hữu ích để ra tăng nhận thức thương hiệu. Đặc biệt là với những Influencer thuộc thị trường ngách, họ có nhóm khán giả ổn định với mức tín nhiệm cao. Khi Influencer nhắc tới thương hiệu, nó mở rộng và ra tăng nhận thức của thương hiệu đó.

Sử dụng thương hiệu

Thương hiệu là phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của nó là cho khách hàng một trải nghiệm nhất quán, và giúp họ phân biệt thương hiệu với đối thủ. Thương hiệu bao gồm hình ảnh nhận diện (ví dụ: logo, màu sắc), cách giao tiếp, truyền thông (ví dụ: tông giọng).

Nhất quán

Tính nhất là là điều tiên quyết cho việc xây dựng nhận thức và nhận diện thương hiệu. Nó có nghĩa là doanh nghiệp cần cung cấp một trải nghiệm tương đồng qua tông giọng truyền thông, ngôn ngữ thiết kế.

Đầu tư vào SEO

Những công cụ tìm kiếm là cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng trên nền tảng online. Đó là lý do tại sao chúng ta cần đầu tư vào SEO. Vị trí của thương hiệu trên kết quả tìm kiếm càng cao, thương hiệu càng có nhiều khả năng được nhìn thấy, từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhưng nếu xếp hạng của thương hiệu quá thấp, thương hiệu khó có thể nhận được gì từ đó.

Xem thêm: Phương pháp xây dựng thương hiệu đúng chuẩn cho doanh nghiệp    

Khuyến khích giới thiệu 

Thương hiệu có thể mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách khuyến khích khách hàng giới thiệu sản phẩm cho bạn bè. Khách hàng luôn sẵn sàng giới thiệu nếu thương hiệu chia sẻ quyền lợi với họ. Ví dụ như Dropbox tặng thêm 500MB dung lượng cho mỗi người bạn được mời. Phương pháp này không chỉ tăng nhận thức thương hiệu, mà còn mang tới cho thương hiệu nhiều khách hàng hơn, với chi phí tiết kiệm hơn.

Guest posting

Cùng với influencer marketing, guest posting là phương pháp thu hút khán giả của một thương hiệu hay một trang thông tin khác về với thương hiệu của bạn. Khi thương hiệu đưa nội dung lên một blog hay website khác tức là thương hiệu đang giới thiệu mình với một nhóm khán giả mới, những người có thể sẽ trở thành khách hàng trong tương lai.

Xây dựng trang mạng xã hội

Có nhiều mạng xã hội, như Facebook, Twitter, Instagram,.. tuy nhiên, thương hiệu không cần xuất hiện mọi nơi, mà hãy chọn những kênh phù hợp nhất với thương hiệu. Có một tài khoản mạng xã hội chính thức cũng sẽ khiến khách hàng tin tưởng ở thương hiệu hơn. 

Mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông nên tại đây thương hiệu cũng cần nhất quán về hình ảnh và tông giọng mà mình truyền thông.

Tạo và chia sẻ infographics

Truyền thông thị giác đang là xu hướng tiếp thị trong những năm gần đây. Với khả năng truyền đạt thông tin một cách trực quan, hình ảnh sẽ là công cụ hiệu quả để ra tăng nhận thức về thương hiệu. Những thông tin về thương hiệu và sản phẩm được sản xuất dưới dạng infographics cũng sẽ khiến thông tin dễ dàng được tiếp nhận, chia sẻ hơn.

Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một phần tạo nên tiếng nói của doanh nghiệp, và là chiến lược xây dựng thương hiệu và tính nhất quán. Doanh nghiệp nên cung cấp dịch vụ khách hàng mượt mà, tạo những trải nghiệm thoải mái cho khách hàng. Nó sẽ là những ấn tượng mạnh mẽ nhất của khách hàng với thương hiệu.

Tặng quà

Cùng với inforgraphics, doanh nghiệp có thể sản xuất những tài nguyên giá trị khác để cung cấp cho khán giả mục tiêu. Nó có thể là ebook miến phí, templates, thiết kế, dùng những thứ ấy để trao đổi thông tin liên hệ của họ. Từ những email, số điện thoại thu được, thương hiệu có thể liên hệ với họ khi có khuyến mãi, sự kiện, dẫn dắt họ trở thành khách hàng.

Tổ chức cuộc thi online

Tổ chức một cuộc thi, khuyến khích khán giả chia sẻ hình ảnh, nội dung và tương tác, việc này sẽ khiến thương hiệu được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội, tạo cơ hội cho bạn bè, gia đình của nhóm khán giả biết tới thương hiệu.

Tạo chiến dịch Remarketing

Remarketing là một chiến lược chạy quảng cáo cho những người đã truy cập website của thương hiệu nhưng rời đi trước khi thực hiện chuyển đổi. Những quảng cáo này có thể sẽ xuất hiện trên khắp các mạng xã hội, website, nó khuyến khích khách hàng quay lại website thương hiệu, đồng thông ra tăng nhận thức về thương hiệu.

Quảng cáo trên mạng xã hội

Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram tương đối rẻ, mang lại hiệu quả cao về nhận thức thương hiệu, đồng thời, tạo cơ hội chuyển đổi, mua hàng.

Xem thêm: 4 mẹo cải thiện nhận thức thương hiệu dành cho doanh nghiệp