Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 01,2022 - Brand story

Phương pháp xây dựng thương hiệu đúng chuẩn cho doanh nghiệp

Phương pháp xây dựng thương hiệu là vấn đề quan trọng và cần có với mỗi công ty cho sự phát triển sau này. Nếu không có bản sắc thương hiệu rõ ràng, không thể phân biệt chính mình trên thị trường (so với những đối thủ khác), sẽ thật khó để có lợi thế cạnh tranh với những đối thủ sừng sỏ của ngành. Quá nhiều doanh nghiệp trên thị trường, có chỗ đứng và đứng vững đúng chỗ đó là một điều phải làm. 

Xây dựng thương hiệu - hay gọi vui là “làm” thương hiệu - sẽ tạo một nền móng cho sự phát triển lâu dài về sau của công ty. Quá trình này sẽ giúp thương hiệu phát triển từ nhận diện thương hiệu, tông giọng thương hiệu, giá trị thương hiệu, từ đó nâng cao danh tiếng và nhận thức thương hiệu đối với công chúng.g

Vẫn còn rất nhiều người e ngại rằng việc xây dựng thương hiệu sẽ tốn khá nhiều chi phí và công sức. Kì thực, với số lượng vô kể của những nguồn tài nguyên, công cụ và đa dạng nền tảng có sẵn hiện nay, làm thương hiệu không còn khó như ta từng nghĩ. Làm thương hiệu không phải một thứ hoa mỹ rườm rà, đây có thể coi là một khoản đầu tư cho tương lai. Nếu có chính sách và phương pháp xây dựng thương hiệu hiệu quả, hoàn toàn có khả năng giúp ta tự xây dựng tư duy dài hạn và chắc chắn hơn là những chiến lược marketing ngắn, kém hiệu quả. 

Vì sao xây dựng thương hiệu công ty lại quan trọng?

phuong phap xay dung thuong hieu
  • Khách hàng trung thành: Nếu doanh nghiệp có thương hiệu rõ ràng và riêng biệt, người tiêu dùng có thể dễ dàng xác định thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn cái tên khác, là một điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định mua hàng sau này. Chính sách xây dựng thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp nêu rõ giá trị, sứ mệnh và định vị thương hiệu.
    Đương nhiên, người dùng có cùng quan điểm sẽ có khả năng cao trở thành khách hàng. Nếu đạt được kì vọng của khách hàng và chứng minh được năng lực của mình, doanh nghiệp sẽ sở hữu được nhiều hơn một tệp khách hàng như ban đầu. Những khách hàng được thoả mãn nhu cầu và hài lòng sẽ trở nên trung thành đáng kể với thương hiệu, thậm chí trở thành những người ủng hộ và quảng bá miễn phí cho thương hiệu. 
  • Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Thương hiệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình là ai cũng như hình ảnh đại diện của thương hiệu, giúp công ty trở nên dễ phân biệt với các doanh nghiệp khác, không chỉ đối với khách hàng tiềm năng mà còn với đối thủ.
    Ngoài ra, đây là một cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật USP (lợi thế kinh doanh đặc biệt) của doanh nghiệp và quảng bá bản thân trong phạm vị thị trường còn nhiều lộn xộn, từ đó được công nhận nhiều hơn và tận dụng danh tiếng đó để bán hàng dễ hơn.
  • Lợi nhuận lớn hơn: Nếu phương pháp xây dựng thương hiệu thành công và giúp thương hiệu định vị được mình trên thị trường, doanh nghiệp có thể dễ dàng set giá cao hơn cho sản phẩm mà không lo thất bại. Người tiêu dùng sẽ chấp nhận giá mới cao hơn nếu sản phẩm đến từ thương hiệu họ biết, thậm chí yêu thích và coi là số 1. Xây dựng thương hiệu, từ đó giúp tình hình vững chắc hơn.

Xem thêm: Tại sao cần bận tâm cho việc xây dựng thương hiệu?    

Như vậy, xây dựng thương hiệu mang lại nhiều lợi ích hơn nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, để việc này thật sự có lợi cho công ty, phải có chiến lược thương hiệu nhất quán. Đây là một số hướng dẫn cụ thể theo từng bước để có phương pháp xây dựng thương hiệu đúng chuẩn ngay từ những bước đầu tiên:

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trước khi xây dựng thương hiệu

phuong phap xay dung thuong hieu

 

Trước khi bắt đầu, doanh nghiệp cần vạch rõ các mục tiêu kinh doanh của mình. Có mục đích để hướng tới luôn giúp hướng đi rõ ràng và thông suốt hơn. Trước hết, hãy tự hỏi bản thân về mục đích thành lập doanh nghiệp, những giá trị muốn đẩy mạnh và những đặc điểm của công ty. Một khi biết và hiểu về giá trị cốt lõi của công ty, sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về điều này và theo cách tổng thể, nhận ra mood và tông giọng muốn truyền đạt đến khán giả - chính là khách hàng. Cuối cùng, hãy tự tạo ra một ý niệm mình muốn tạo ra. Đó là nền tảng cho những bước đầu của phương pháp xây dựng thương hiệu.

Bước 2: Trong chiến lược xây dựng thương hiệu, đã có đối tượng mục tiêu chưa?

Không ai có thể thu hút tất cả mọi người. Tốt hơn hết là chỉ xác định đối tượng trọng tâm mà doanh nghiệp hướng tới và muốn gây ấn tượng. Hãy thu hẹp khách hàng thành đối tượng mục tiêu có nhu cầu cụ thể liên quan tới sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp. Sau đó, điều chỉnh chiến lược xây dựng thương hiệu cho tệp khách hàng đó, lẽ đương nhiên, đảm bảo bạn sẽ thu hút được sự chú ý từ nhóm người này. Với một tệp khách hàng được xác định rõ ràng, phương pháp xây dựng thương hiệu sẽ hiệu quả hơn.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường

Khám phá và nghiên cứu thị trường là một cách hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu hiệu quả. Bằng cách này, doanh nghiệp dễ dàng biết được lối đi của đối thủ, từ đó học hỏi và áp dụng cho chiến lược của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc sao chép và bắt chước người khác, đây giống như một cách học hỏi từ kinh nghiệm của người khác. Với những đối thủ cùng ngành, cùng phân khúc hoạt động, điều này còn liên quan tới cách hoạt động của phân khúc khách hàng, những chiến lược marketing nào đã hiệu quả và những gì không nên áp dụng. Hãy thu thập những dữ liệu cần thiết và phân tích, từ đó xem xét về cách phân biệt bản thân với một dòng sản phẩm tương tự. 

=> Nghiên cứu UX định lượng khác gì với Phân tích dữ liệu?

phuong phap xay dung thuong hieu

 

Bước 4: Thiết lập các trụ cột thương hiệu

Sau khi đã thu thập đủ thông tin cần thiết , hãy bắt đầu với công việc thiết kế. Sắp xếp lại các mục tiêu, giá trị, sứ mệnh và định vị thương hiệu trong nội dung bạn muốn chia sẻ. Ở đây, bạn nên lưu ý những điểm sau:

Xem thêm: Các mô hình cấu trúc thương hiệu phổ biến    

  • Nêu rõ nhiệm vụ của mình (sứ mệnh thương hiệu): Đằng sau mỗi doanh nghiệp đều tồn tại một mục đích. Đừng bao giờ quên bạn tồn tại để làm gì và sứ mệnh của mình là gì. Hãy trình bày trực tiếp những điều mình làm, vì khách hàng sẽ dựa vào đó khi quyết định mua hàng.
    => Chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn: Để tâm tới các vấn đề xã hội    
    Chắc chắn là sẽ có nhiều doanh nghiệp chia sẻ chung mục tiêu, nhưng điều khác biệt nằm ở cách truyền đạt mục tiêu của mình với khách hàng. Hãy thực hiện một cách độc đáo và dễ hiểu, và đừng cố nhét quá nhiều ý nghĩa sâu xa hay những thủ thuật. Hãy nhớ, sứ mệnh gia nhập thị trường luôn phải song hành với các giá trị và mục đích của doanh nghiệp, vì thế, phải đảm bảo tính nhất quán trong lời nói và hành động của mình. 
  • Sáng tạo slogan: Cùng với sứ mệnh thương hiệu, nên có một slogan đủ mạnh mẽ để truyền tải. Slogan nên liên quan và mang lại cảm xúc cho người nghe. Hãy cố gắng tránh những câu từ hoặc là quá khô khan, hoặc là quá rập khuôn, sáo rỗng. Hãy hướng tới những gì chính hãng, gây ấn tượng với khán giả và thúc giục họ chọn thương hiệu.
  • Hình thành tông giọng thương hiệu và định vị đúng thương hiệu: Tiếng nói, tông giọng và định vị thương hiệu là một phương tiện giúp doanh nghiệp tương tác với thế giới ngoài kia. Sự tự đại diện, định danh đóng một vai trò quan trọng với nhận thức và danh tiếng thương hiệu. Bằng cách giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp thiết lập niềm tin nơi khách hàng và thu hút nhiều hơn khán giả cần thiết.
    Đồng thời, đừng quên phủ sóng mọi kênh truyền thông có thể ngoài kia: nền tảng kỹ thuật số đa dạng, mạng xã hội, truyền thông quảng bá, các cuộc gặp gỡ và chiến dịch marketing.

Bước 5: Sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu là một phần của phương pháp xây dựng thương hiệu

Bước này là một trong những bước quan trọng nhất, và không thể thiếu với mỗi chiến lược marketing. Nhận diện và thiết kế là một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, vì chỉ cần một hình ảnh đủ súc tích, những gì muốn truyền đạt đều đáng giá hơn câu chữ thông thường. Nhận diện của thương hiệu có thể bao quát nhiều thứ và thể hiện quan điểm chung về cách thương hiệu nói về mình và những gì thương hiệu đại diện.

=> 10 nhận diện thương hiệu đẹp và hiệu quả từ brands

phuong phap xay dung thuong hieu

 

Mỗi ngày, khách hàng bị tấn công bởi vô vàn hình ảnh trực quan từ khắp nơi. Vì thế, mục đích của bộ nhận diện là phải cung cấp trải nghiệm thẩm mỹ độc đáo và dễ nhớ cho khách hàng. Với hình ảnh sống động trong đầu, khách hàng sẽ cảm nhận, ghi nhớ và nhận dạng thương hiệu.

Phần logo doanh nghiệp là thành tố quan trọng nhất của bộ nhận diện thương hiệu. Không chỉ là một hình ảnh ấn tượng và thu hút, logo phải hàm chứa mục đích thương hiệu và mang lại nhiều ý nghĩa hơn là chỉ đẹp. Khi nói về design - thiết kế, đừng quên cân nhắc sự ổn định. Nên có phong cách thiết kế chủ đạo xuyên suốt trong các sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố thiết kế chung như typography, bảng màu, form và hình dạng. Sự ổn định xuyên suốt đó sẽ hỗ trợ bản chất tổng thể của thương hiệu.

Ví dụ, trước khi áp dụng thiết kế, hãy nghĩ về màu sắc đại diện cho mood - tâm trạng thương hiệu mang lại. Điều quan trọng là phải tuân theo một bảng màu chung. Nếu nói về typography, hãy xem xét những hình thức phù hợp với phong cách thương hiệu. Nếu doanh nghiệp hướng tới giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của khách hàng, hãy thiết kế với những đường line thẳng, sắc bén. Còn nếu sản phẩm/dịch vụ ít nghiêm trọng hơn, hãy thử bổ sung nhiều font chữ và hình dạng khác nhau hơn, kết hợp thêm nhiều thành tố thiết kế hơn.

Xem thêm: Cách thương hiệu ứng dụng màu sắc trong thiết kế nhận diện    

Nhìn chung, việc xây dựng thương hiệu không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu có chiến lược chi tiết, mọi công đoạn sẽ sáng sủa hơn nhiều. Chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ thúc giục doanh nghiệp về sự nhất quán trong các quyết định kinh doanh và đảm bảo sẽ không đi chệch hướng. Vì vậy, các bước trên là yếu tố cần thiết để xây dựng thương hiệu. Cùng với đó, sẽ luôn có cách cải thiện đường lối và phương pháp xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh không bao giờ được xây dựng trong 3 ngày. Muốn đạt được thành công, cần có cách tiếp cận mang tính chuyên môn và một đội ngũ khéo léo, có tư duy toàn diện (ví dụ là như Beautique Agency). Hãy tiếp tục xây dựng thương hiệu, tiếp tục phân tích, tiếp tục hoàn thiện chiến lược của mình.