March 29,2024 - Brand story
Lợi ích của trải nghiệm thương hiệu immersive - immersive brand experience
Đối với hầu hết chúng ta, mối liên kết của ta với các thương hiệu yêu thích không phải lúc nào cũng logic mà thường bị chi phối bởi cảm xúc.
Chúng ta thực sự không thể giải thích tại sao mình ưa thích Pepsi hơn Coca, Adidas hơn Nike, Apple hơn Samsung - và các thương hiệu làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy phản ứng cảm xúc này bởi vì nó cho phép sản phẩm có nhiều giá trị hơn.
Trải nghiệm thương hiệu immersive ngày càng trở thành một bước quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ này. Và ngày càng có nhiều công ty đang sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Những thương hiệu thành công nhất sử dụng trải nghiệm immersive như một phần của chiến lược rộng lớn hơn để kết nối với người tiêu dùng theo những cách sâu sắc hơn, có ý nghĩa.
Một trải nghiệm thương hiệu immersive là như thế nào?
Chúng tôi cũng đã cố tìm một từ tiếng Việt để mô tả tốt hơn, nhưng thật khó để diễn tả đúng ý của từ immersive, nên mong các bạn thông cảm việc sử dụng từ gốc.
Về cơ bản, immersive là khi bạn đắm chìm vào một trải nghiệm nào đó, như với phim ảnh hoặc âm nhạc, trò chơi. Với thương hiệu, từ này có thể có nhiều nghĩa, dựa trên cách được áp dụng.
Khi một thương hiệu muốn tạo nên một trải nghiệm immersive, tức là họ muốn tạo một môi trường để khách hàng có thể cảm thấy là một phần của trải nghiệm, cảm nhận bằng mọi giác quan.
Đó có thể là một buổi trưng bày vật lý, một trò chơi nhập vai ảo, hay kể cả thứ gì đó trừu tượng hơn - miễn là có thể kết nối với nhiều giác quan của khán giả và tạo một mối liên hệ cảm xúc sâu hơn.
Đọc thêm: Trải nghiệm thương hiệu - Brand Experience: Thương hiệu là trải nghiệm
Cách sử dụng trải nghiệm thương hiệu immersive
Bạn còn hơi mơ hồ, đúng không? Hãy đọc tiếp để biết sự rộng lớn của trải nghiệm immersive với các ví dụ từ những thương hiệu toàn cầu.
1. Sử dụng không gian để tạo trải nghiệm vật lý
Đây có lẽ là cách đơn giản nhất mà các thương hiệu có thể tạo ra những trải nghiệm immersive. Các chương trình truyền hình và phim dựa vào phương pháp này để khiến khán giả đắm chìm hơn nữa vào những câu chuyện trên màn ảnh.
Netflix thường xuyên tạo ra các không gian tương tác ấn tượng để người xem trải nghiệm như trong phim, có thể kể đến các địa điểm như của Stranger Things hay Squid Game.
Các thương hiệu đồ uống cũng có thể tận dụng trải nghiệm này để thể hiện quá trình chưng cất tinh vi, như Guinness Storehouse ở Dublin hoạt động như một bảo tàng cho di sản bia lâu đời.
Và đương nhiên, không thể bỏ qua những thương hiệu thời trang, khi mà sự trỗi dậy của eCommerce đã buộc các cửa hàng phải sáng tạo hơn để kết nối với khách hàng.
Nike đã xây dựng một toà nhà 3 tầng công nghệ cao tên Rise ở Seoul để thể hiện dữ liệu chạy thực tế từ người dùng. Còn Supreme thì tận dụng lợi thế khan hiếm để ra mắt sản phẩm ở một số cửa hàng nhất định, khiến các tín đồ thời trang tương tác với thương hiệu liên tục để cập nhật thông tin.
Quay lại với phim ảnh, Amazon Prime đã xây hẳn một cửa hàng cho thương hiệu hư cấu Latrine ở Los Angeles để quảng bá chương trình hài Fairfax, cũng như thật sự bán sản phẩm quần áo liên quan đến chương trình.
2. Sử dụng không gian ảo để tạo trải nghiệm trực tuyến
Ngày càng nhiều thương hiệu đã tìm ra những cách hiệu quả để sử dụng ứng dụng, trò chơi và các công nghệ mới nổi như thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường để tạo ra trải nghiệm phong phú.
Pokemon có lẽ là ví dụ đầu tiên nổi tiếng nhất, khi cho ra mắt Pokemon Go để người dùng điện thoại có thể bắt Pokemon ở công viên, tàu điện, đường phố,... Đây vẫn là một trong những trò chơi thực tế ảo tăng cường thành công nhất đến nay.
Còn ở trên trò chơi Fortnite, Epic Games đã tạo nên một concert trực tuyến ngay trong game với sự tham gia của Travis Scott. Các game thủ có thể tham gia nghe nhạc, tương tác, và chứng kiến những sự thay đổi mới ngay trong tựa game mình ưa thích.
Thương hiệu bia Innis & Gunn thì đã đi trước thời đại khi muốn tạo ra trải nghiệm immersive khi thưởng thức đồ uống. Các khách hàng được chọn có thể xem một bộ phim ngắn qua VR trong lúc uống, khiến cho vị bia và trải nghiệm trở nên độc đáo hơn cho từng giác quan.
Đọc thêm: Trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience) BX là gì?
3. Sử dụng trải nghiệm cảm xúc để kết nối với người tiêu dùng
Tạo trải nghiệm thương hiệu immersive không chỉ là tạo một không gian thực hoặc ảo mà khán giả có thể khám phá hoặc tương tác. Bất kỳ hình thức nào kết nối thông qua cảm xúc nào đều giúp chúng ta đắm chìm trong trải nghiệm thương hiệu.
Spotify Wrapped đã trở thành một hiện tượng khi thành công tạo ra danh sách tất cả những bài hát và nghệ sĩ người dùng thích nhât trong năm. Chỉ đơn giản là chia sẻ dữ liệu theo một cách cá nhân hoá hơn, hàng triệu người đã thích thú chia sẻ và đắm chìm trong playlist của riêng mình.
Kể cả hợp tác với nghệ sĩ cũng có thể coi là trải nghiệm immersive vì có thể mở rộng tác động cảm xúc mà sản phẩm có lên khách hàng. McDonald’s đã kết hợp với BTS, Saweetie, hay Travis Scott để tạo nên các Celebrity Meal, giúp người dùng kết nối với nghệ sĩ ưa thích của mình.
Các chiến dịch này đêm đến hơn 10 triệu lượt tải cho app của McDonald’s, cũng như khiến cho các kênh khác của thương hiệu đạt độ phủ khủng trên TikTok và Instagram.
Đọc thêm: Chỉ có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng nếu thương hiệu vững chắc từ ba nền tảng sau
Lợi ích của trải nghiệm thương hiệu immersive
Như đã đề cập trước đó, có rất nhiều lợi ích khi tạo ra trải nghiệm phong phú cho thương hiệu của bạn — chúng cho phép bạn xây dựng kết nối cảm xúc với người tiêu dùng, tạo các liên tưởng thương hiệu tích cực mới, và tiếp cận những khách hàng mà chưa từng nghĩ đến bạn trước đây.
Trải nghiệm thương hiệu immersive là cần thiết, đơn giản vì chúng khác biệt và khi được thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ không cảm thấy đang bị quảng cáo hoặc tương tác với một thương hiệu.
Họ chỉ đơn giản là đang tận hưởng một trải nghiệm độc đáo .