Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

March 01,2024 - Vision on branding

8 sai lầm về branding mà rất có thể bạn đang mắc phải

Nếu hiện tại bạn đang điều hành một doanh nghiệp, việc xây dựng một thương hiệu vững chắc là rất quan trọng. Nhưng các lỗi sai là không thể tránh khỏi, và nhiều lần sai có thể phá hỏng thành công của công ty.

Chúng tôi rất hiểu về những sai sót trong việc xây dựng thương hiệu, từ việc thiếu tầm nhìn, khả năng lãnh đạo thương hiệu yếu, cho đến các mốc thời gian không thực tế, ngân sách xây dựng thương hiệu eo hẹp, hay tư duy hạn chế. Xây dựng thương hiệu không phải là việc bạn làm một lần; đó là một cam kết lâu dài và cần sự đam mê.

Do đó, để tiếp tục đồng hành cùng thương hiệu và đưa đến kết quả viên mãn, hãy cùng xem 8 sai lầm về branding mà bạn có thể đang mắc phải, cũng như cách khắc phục.

1. Thương hiệu của bạn rời rạc, nhưng bạn không muốn đầu tư để khắc phục

1. Thương hiệu của bạn rời rạc, nhưng bạn không muốn đầu tư để khắc phục

Nhiều công ty hoạt động theo cách tiếp cận từng phần, kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Điều này đến từ sự thiếu hợp tác của các cấp lãnh đạo, khả năng ra quyết định, và nhiều tài nguyên được sử dụng thiếu hợp lý.

Nhìn chung, đây là một thương hiệu được gây dựng cẩu thả. Và bạn không thể xây dựng một thương hiệu mạnh nếu không có nền móng chiến lược vững chắc.

Nhiều công ty vội vàng muốn “tái thiết kế” mà không có tầm nhìn, mục đích, giá trị rõ ràng để định hướng cho các hành động. Đừng làm thế. Hãy giúp thương hiệu của bạn hài hoà với mọi chi tiết và quyết định. Không thì thế giới cũng sẽ quên nó ngay, dù có design đẹp đến mức nào.

Đọc thêm: Đồng bộ hoá văn hoá và thương hiệu để củng cố sức mạnh doanh nghiệp

2. Thương hiệu của bạn không phản ánh văn hoá công ty

Chúng tôi nhiều khi được liên hệ để giải quyết vấn đề branding, chỉ để nhận ra văn hoá mới là bài toán thật sự.

Rất thường xuyên, những gì xảy ra bên trong công ty (văn hoá) không ăn nhập với những gì được thể hiện bên ngoài (thương hiệu). Điều này dẫn đến một bầu không khí nặng nề, thiếu trách nhiệm, và sự lạc lối cho bản thân doanh nghiệp.

Hãy nhận ra là văn hoá của bạn có tác động mạnh mẽ đến thương hiệu để tạo ra một trải nghiệm thống nhất từ trong ra ngoài, khiến cho những gì bạn nói và hành động đồng nhất. 

3. Bạn thiếu thực tế về thời gian và chi phí

3. Bạn thiếu thực tế về thời gian và chi phí

Ai cũng muốn kết quả nhanh chóng, nhưng bạn không thể có một thương hiệu mới chỉ trong 4 tuần với một ít ngân sách. Những client cho phép agency được có thời gian và chi phí hợp lý sẽ luôn có kết quả tốt hơn.

Giống như một bữa ăn, thời gian chuẩn bị lâu hơn thường đem đến một trải nghiệm tuyệt vời với nhiều dinh dưỡng hơn

Nếu bạn sẵn sàng để gây dựng một thương hiệu mạnh, ngân sách tối thiểu là 50,000 $. Và chúng tôi không hề bịa ra con số này, nhất là với thời gian, nguồn lực, và tâm huyết cần có để tạo ra một chỗ đứng trên thị trường.

4. Bạn không kiểm tra những người phụ trách branding

Đơn giản lã hãy dành thời gian để tìm những nhân sự phù hợp, từ designer, videographer, tới người làm digital, hay branding agency. Tất cả những ai “chạm” vào thương hiệu của bạn nên được cân nhắc kỹ.

Nhiều thương hiệu thất bại ở những thời điểm quan trọng nhất, như là với hình ảnh hoặc video, chỉ vì nhân sự được chọn không thấu hiểu thương hiệu hoặc không được hướng dẫn hoàn chỉnh.

5. Bạn thiếu tầm nhìn thương hiệu

5. Bạn thiếu tầm nhìn thương hiệu

Mọi thương hiệu xuất sắc đều bắt đầu với một tầm nhìn được mô tả rõ ràng. Và đó nhiều khi là sự khác biệt trên đường dài cho công ty của bạn.

Nhưng tầm nhìn chỉ là một nửa phương trình. Bạn còn cần hành động. Là người lãnh đạo, bạn cần chia sẻ về tầm nhìn sao cho những ý tưởng đó được in dấu vào những người xung quanh.

Thiếu tầm nhìn và hành động vì tầm nhìn đó, thương hiệu trở nên mơ hồ, khiến cho team bạn khó làm việc xuất sắc hơn.

Đọc thêm: Chuỗi bài về xây dựng thương hiệu ngành : Thương hiệu cho dịch vụ chuyên nghiệp

6. Thương hiệu của bạn thiếu tính cách và một câu chuyện

Những câu chuyện vẫn luôn là chất liệu để gắn kết người với người, cũng như người với thương hiệu. Qua ngàn năm, câu chuyện là những gì thể hiện bản tính con người, với những bản năng và cảm xúc nguyên thuỷ.

Khi thương hiệu có thể kể chuyện, nó thể hiện cách nó nói và hành động, với những tính cách, tông giọng riêng. Cũng như bạn sẽ muốn gặp tiếp một người bạn độc đáo và luôn hào hứng kể cho bạn nghe những câu chuyện hay, hãy biến thương hiệu thành như thế.

7. Bạn luôn chỉ nghĩ về những đối thủ.

 

Phân tích đối thủ là luôn cần thiết. Chúng tôi thường phân tích từ 5-7 đối thủ trên thị trường cho khách hàng thông qua dữ liệu từ các kênh từ website, content, hình ảnh, video, thông điệp, mạng xã hội,...

Đây là những thông tin quý giá để hiểu về thương hiệu đối thủ. Nhưng hãy cẩn trọng, đừng nghiên cứu quá nhiều, không thì bạn sẽ có dữ liệu nhưng lại không có hướng đi. Cốt lõi thương hiệu vẫn là quan trọng nhất.

Đọc thêm: Xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng thông điệp thương hiệu

8. Bạn không nhận ra những thay đổi cơ bản trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp luôn trong giai đoạn thử nghiệm để phát triển. Mô hình kinh doanh, mục tiêu sản phẩm, cơ cấu nhân sự, đều có thể thay đổi. Và khi những thay đổi này xảy ra, bạn cần quyết định xem thương hiệu cần điều chỉnh hay “tái sinh” để phù hợp với ngữ cảnh mới.

Bạn có thực sự cần rebranding? Văn hoá doanh nghiệp có cần thay đổi? Nếu nhân sự đang tuỳ biến với các sản phẩm vì không hiểu rõ thương hiệu, có thể công ty bạn đã trở thành một thực thể khác so với lúc bắt đầu.

Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh, và bạn sẽ cần hành động nhanh chóng để cập nhật cũng như thể hiện rõ hình ảnh thương hiệu của mình. Tin vào sự thay đổi, tin vào chính thương hiệu. Chúc bạn thành công.