Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 16,2022 - Brand story

Sự phức tạp của việc quản trị thương hiệu

Thương hiệu không phải là một thuật ngữ mới. Tuy nhiên, trước đây, thương hiệu chỉ được xây dựng sau khi sản phẩm đã được sản xuất. Nhưng giờ đây, thương hiệu là nền tảng của marketing và quản trị thương hiệu trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó là kết quả của nhiều hoạt động marketing, truyền thông, bởi vậy, những hoạt động này liên quan chặt tới việc quản trị thương hiệu.

Quản trị thương hiệu là gì?

Quản trị thương hiệu là ứng dụng kỹ thuật marketing cho một thương hiệu để cải thiện giá trị của nó. Nó tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin tưởng, khách hàng sẽ không cần kiểm tra chất lượng sản phẩm của thương hiệu đó.

quan tri thuong hieu

 

Tại sao chúng ta cần quản trị thương hiệu?

Marketing thành công là khi thương hiệu tác động được tới lựa chọn của khách hàng. Nó khơi gợi hứng thú, thuyết phục và xây dựng lòng tin cho khách hàng. Đó là một nghệ thuật, đòi hỏi cả logic lẫn sáng tạo. 

Ngoài ra, quản trị thương hiệu cũng sẽ xác định một vị trí hợp lý cho thương hiệu trên thị trường. Điều này nhằm tìm ra cơ hội tiềm năng và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra đúng sản phẩm cho đúng nhóm khách hàng.

Xem thêm: Tổng quan về thương hiệu và quản trị thương hiệu    

Bởi vậy mà ngày nay, làm thương hiệu là điều tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Đó là cách để doanh nghiệp đứng trên thị trường, là cách mà khách hàng sẽ nhìn nhận doanh nghiệp, đồng thời, là cách doanh nghiệp nói về mình với thế giới. Cho dù là độc diễn (one man show), bạn vẫn cần một thương hiệu và bản thân bạn chính là bộ mặt của thương hiệu ấy. 

Làm thương hiệu là cách các doanh nghiệp đưa giá sản phẩm lên một mức cao hơn. Đồng thời, nó cũng là nền tảng pháp lý để bảo vệ doanh nghiệp khi có những tranh chấp thị trường.

Thương hiệu cần tạo ra sự khác biệt so với những thương hiệu khác và cần thể hiện được giá trị mà mình nắm giữ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần chọn ra những yếu tố, tính chất sẽ đại diện cho mình và để phân biệt mình với đối thủ. Ngoài ra, thương hiệu cần được quản trị một cách đúng đắn để có thể mang lại hiệu quả tích cực tới danh tiếng, doanh số của doanh nghiệp. 

Thương hiệu cũng là một thứ hữu ích với người tiêu dùng. Nó giúp khách hàng xác định chất lượng của một sản phẩm, giúp họ tiết kiệm thời gian, sức lực và có thể ra quyết định một cách dễ dàng hơn, dựa trên nhận thức và trải nghiệm thương hiệu họ từng có.

Sự phức tạp của việc quản trị thương hiệu

Doanh nghiệp quản trị thương hiệu qua truyền thông và marketing. Bên cạnh đó, thương hiệu cho sản phẩm và công ty sự công nhận cần thiết. Nói một cách đơn giản, thương hiệu là chứng nhận về chất lượng. 

Tuy nhiên, quản trị thương hiệu cũng ảnh hưởng tới chiến lược của doanh nghiệp. Những chiến lược ấy nên tiếp cận được đúng nhóm đối tượng mà thương hiệu nhắm tới. Vậy nên, để quản trị thương hiệu hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp chủ động và nhất quán trong các hoạt động marketing.

Quản trị thương hiệu là quá trình sáng tạo và triển khai các chiến thuật tiếp thị, đông thời, phát triển các chiến lược phù hợp với giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa là để thương hiệu có lợi thế khi đặt trong bối cảnh cạnh tranh.

Những yếu tố thương hiệu thường thấy là tên, logo và slogan. Chúng là những dấu hiệu để khách hàng nhận diện thương hiệu.

Xem thêm: Hướng dẫn gia tăng nhận thức và khả năng nhận diện thương hiệu    

Trong mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu, khách hàng sẽ gắn một ý nghĩa nhất định cho thương hiệu. Ý nghĩa này được hình thành thông qua những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu. Nếu họ có trải nghiệm tích cực, họ sẽ có xu hướng gắn kết với thương hiệu, để thương hiệu tham gia vào cuộc sống hằng ngày của họ. Những thương hiệu thành công là những thương hiệu có thể chạm tới những yếu tố cá nhân như vậy. 

Vì thế, trong quá trình xây dựng thương hiệu hay đưa ra chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được hành vi và suy nghĩ của họ. Doanh nghiệp nên phác họa hành trình khách hàng, để hiểu cách mà họ tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch dựa trên insight của khách hàng, để đồng nhất mục tiêu kinh doanh và giá trị có thể mang tới cho họ.

Sau khi thương hiệu đã được hình thành, bước tiếp theo là xây dựng, duy trì mối quan hệ giữa với khách hàng, nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Trong quá trình này, chúng ta cũng cần đo lường hiệu quả, để xác định được yếu tố, kế hoạch hiệu quả và yếu tố, kế hoạch nào không. 

quan tri thuong hieu

 

Quá trình quản trị thương hiệu cũng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thêm về thông tin và insight khách hàng, từ đó hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi của họ. Hiểu nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu là tối quan trọng với quản trị thương hiệu. Bởi khách hàng có quyền lực và khả năng quyết định sự tồn tại của thương hiệu, vậy nên, thương hiệu cần tập trung vào khách hàng, nắm bắt những nhu cầu mới của họ.

Xem thêm: Quản trị thương hiệu và 1001 chuyện chưa kể    

Việc quản trị thương hiệu cho thấy bức tranh rõ hơn về thị trường. Thương hiệu cần làm rõ giá trị độc đáo (unique selling point), từ đó định hướng chiến lược marketing và xây dựng nhận thức về thương hiệu tới khách hàng. Đồng thời, suy nghĩ và cảm xúc của khách hàng về thương hiệu sẽ quyết định hành vi và thái độ của họ với thương hiệu ấy. Quản trị thương hiệu thành công là khi doanh nghiệp có thể tác động tích cực tới hành vi người tiêu dùng. Nó có thể là việc chọn mua, giới thiệu thương hiệu tới người khác, thể hiện sự ủng hộ trên các nền tảng mạng xã hôi,.. Bởi vậy, quản trị thương hiệu tốt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Mọi doanh nghiệp đều cần phát triển một hệ thống đo lường hiệu quả thương hiệu, đồng thời, có một kế hoạch thương hiệu dài hạn. Để có được hiệu quả, doanh nghiệp cần nhìn ra bức tranh lớn, đưa tầm nhìn và kế hoạch thương hiệu dài hạn vào các hoạt động và chiến dịch ngắn hạn.

quan tri thuong hieu

 

Bởi vậy, quản trị thương hiệu đòi hỏi tư duy mạch lạc, hiểu rõ thương hiệu, thì mới có thể xây dựng hình ảnh và danh tiếng tích cực cho thương hiệu. Thương hiệu nên có mục đích, lời hứa đưa tới công chúng, thứ thuộc định vị mà thương hiệu cần xác định.

Và yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là tính con người. Khách hàng của chúng ta là con người, vậy nên thương hiệu nên thể hiện như một con người khi hiện diện trước họ. Thương hiệu nên cân nhắc đưa cảm xúc vào các chiến dịch truyền thông, tạo những tương tác cởi mở, thân thiện qua quá trình bán, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, quan tâm và hỗ trợ nhưng vấn đề xã hội.