Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

May 31,2022 - Brand story

Gã khổng lồ nội thất IKEA đã ứng dụng Hybrid Strategy như thế nào?

IKEA là một công ty nội thất Thụy Điển, được coi là đế chế bán lẻ nội thất hùng mạnh nhất thế giới. Có cửa hàng đầu tiên tại Thụy Điển năm 1958, tới những năm 1980 IKEA đã có xuất hiện khắp Châu Âu và mở rộng ra cả Châu Mỹ, Châu Á, Trung Đông trong suốt những năm sau đó.

Xem thêm: Làm Marketing? Bạn cần biết 6 chiến lược marketing phổ biến này 

Sự thành công này của IKEA có được là nhờ Hybrid Strategy (chiến lược Hybrid). Trong đó, IKEA tập trung cung cấp những sản phẩm có chức năng và thiết kế tốt, với một mức giá phải chăng. Nhưng làm sao mà IKEA có thể làm được điều này? Bài viết này sẽ phân tích cụ thể chiến lược kinh doanh Hybrid Strategy mà IKEA đã ứng dụng.

hybrid strategy ikea

 

Hybrid Strategy là gì?

Hybrid Strategy là một chiến lược kinh doanh kết hợp giữa chiến lược giá (low price) và chiến lược khác biệt (differentiation). Việc kết hợp này nhằm đối phó với những thị trường đa tương đối bão hòa, bằng cách ra tăng lợi thế cạnh tranh trong cả hai mặt là giá và tính khác biệt.

=> Chiến lược thương hiệu dành cho Start-up    

Những doanh nghiệp ứng dụng chiến lược này sẽ có hai hướng tập trung, một là chi phí, hai là khác biệt hóa. Cụ thể, họ sẽ cố gắng giảm tối đa chi phí, nhằm cung cấp một mức giá thấp nhất có thể. Đồng thời họ tạo sự khác biệt cho sản phẩm, nhằm thu hút khách hàng. Sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ tạo ra một lựa chọn hấp dẫn đối với hầu hết người tiêu dùng.

hybrid strategy ikea

 

Cách IKEA ứng dụng Hybrid Strategy

Nổi tiếng với những sản phẩm nội thất lắp ráp, những sản phẩm hợp thời, tuy nhiên chúng lại không phải những yếu tố trọng điểm trong chiến lược kinh doanh của IKEA. Thay vào đó, thứ trọng điểm, thứ thu hút khách hàng đến với IKEA đó là sự kết hợp giữa một mức giá rẻ và một chất lượng vừa đủ.

IKEA cung cấp cho khách hàng một mức giá hấp dẫn, lợi thế này có được là nhờ khả năng tối ưu chi phí. Họ cố gắng giảm chi phí ở mọi giai đoạn sản xuất, luôn tìm kiếm nguồn cung có giá rẻ hơn. Từ đó, giá của IKEA có thể đáp ứng nhu cầu cho nhóm khách hàng bình dân, những người sẽ không mua với giá cao nhưng là nhóm đối tượng đông đảo nhất trên thị trường. 

Khách hàng bình dân thường nhạy cảm với giá, họ bị thu hút bởi khuyến mãi và luôn tìm kiếm nơi cung cấp mức giá thấp hơn. Nhưng đồng thời, họ cũng sẽ muốn sản phẩm có chất lượng cao hơn trong những lựa chọn trong tầm giá. Đó là khi IKEA thắng lợi, bởi họ giải quyết cả hai nhu cầu.

hybrid strategy ikea

 

Đối với chiến lược khác biệt hóa, IKEA tập trung vào chất lượng thiết kế. Nhưng đây không phải nhánh sản phẩm đem lại nguồn thu chính cho IKEA. Mặt khác, họ sản xuất những sản phẩm này nhằm đa dạng hóa sản phẩm và trong nhiều trường hợp là để phục vụ tiếp thị và truyền thông. Ví dụ như khi IKEA xâm nhập thị trường Trung Quốc, họ đã sản xuất mẫu thảm đặc biệt nhằm kỷ niệm năm con gà theo lịch âm của Trung Quốc.

Thế nhưng để làm được những điều ấy, IKEA phải xác định rõ ràng vai trò của các yếu tố tác động tới việc kinh doanh của mình, đặc biệt là các bộ phận như bán hàng, kế toán, sản phẩm. Mỗi bộ phận sẽ một vai trò riêng nhưng về tổng quan, toàn bộ vẫn sẽ hỗ trợ để chiến lược được thành công. Ví dụ khi phòng marketing đưa ra chiến lược khuyến mãi thì phòng tài chính cần quản lý được các luồng tiền, hay khi có chiến lược về giá, nhóm sản phẩm sẽ phải tập trung để sản xuất sản phẩm có chi phí tối ưu.

Ngoài ra, IKEA cũng có những lợi thế lớn mà đối thủ không có. IKEA có nguồn lực lớn, cả về tài chính và nhân sự. Sở hữu đội ngũ nghiên cứu và phát triển mạnh, IKEA liên tục tìm ra phương pháp sáng tạo để đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, họ cố gắng tăng trưởng và tạo độ phủ một cách nhanh chóng. Chỉ riêng năm 2006, IKEA mở 19 kênh phân phối mới và riêng tại Mỹ, từ 2006 tới 2010, IKEA tăng gấp đôi số lượng cửa hàng từ 25 lên 50.

Với quy mô và nguồn lực ấy, khiến đối thủ rất khó để cạnh tranh với IKEA. Nếu họ muốn bắt trước IKEA, họ cũng phải tạo được tính khác biệt, phải có một nguồn lực đủ mạnh để sản xuất, tạo độ phủ và ứng phó với bất cứ cuộc cạnh tranh về giá hoặc bất ổn tài chính có thể có.

Để hỗ trợ cho Hybrid Strategy, những chính sách về nghiên cứu, phát triển và marketing cũng được IKEA thực thi dựa trên chiến lược ấy. Khi vào website của IKEA, những từ khóa chúng ta sẽ thấy những từ khóa lớn được nhấn mạnh đó là giá hấp dẫn, chất lượng tuyệt vời, sản phẩm đặc biệt (lower price, great quality, special offer).

=> Trải nghiệm thương hiệu: Áp dụng công nghệ vào chiến lược thương hiệu    

Ngoài ra, IKEA giữ cho khách hàng nghĩ về mình là một nơi cung cấp sản phẩm tốt cùng mức giá hợp lý. Đi mua sắm tại IKEA với họ giống như một sự kiện, một sự tận hưởng hơn là một công việc cần hoàn thành. Nhiều khách háng xác nhận hầu hết nội thất trong nhà của họ là của IKEA.

IKEA xây dựng một mối quan hệ rất tích cực và chặt chẽ với khách hàng. Hiện tại, IKEA đối với đông đảo công chúng là một nơi cung cấp nội thất, nơi dành cho những người hiện đại, lạc quan với cuộc sống. Những người có gia đình khi đi mua sắm ở đây cũng rất thoải mái, họ để con họ chơi quanh cửa hàng trong khi họ mua sắm. Điều ấy phản ánh một sự tin tưởng lớn từ khách hàng với thương hiệu.

hybrid strategy ikea

 

Kết

Sau nhiều năm, IKEA đã trở thành gã khổng lồ nội thất và là biểu tượng của văn hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, bước tới kỷ nguyên số, khách hàng không còn nhiều thời gian đi mua sắm trực tiếp, những trải nghiệm vật lý tại cửa hàng của IKEA không thể tiếp cận tới họ. Đồng thời, thế hệ Gen Z với mối quan tâm lớn về môi trường cũng sẽ khiến IKEA phải đưa ra giải pháp cho mô hình sản xuất mang tính công nghiệp của mình. 

Trong những năm gần đây, IKEA bắt đầu đưa ra những chính sách nhằm ứng phó với những điều ấy. Cụ thể, họ tạo cửa hàng trực tuyến, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà, cố gắng đưa cửa hàng vào trung tâm thành phố thay vì ở ngoại ô như xưa. Đưa ra giải pháp môi trường, IKEA cam kết giảm lượng khí thải, thử nghiệm các chương trình cho thuê thay vì bán nội thất.

Xem thêm: Cải thiện trải nghiệm vật lý thực tế: Chiến lược marketing xây dựng thương hiệu hiệu quả    

Kinh doanh phục vụ nhu cầu, nó bị ảnh hưởng bởi con người và xã hội, vậy nên nó đòi hỏi sự linh hoạt, sẵn sàng thích ứng. Như lãnh đạo IKEA chia sẻ: “Nếu chúng tôi không thay đổi, chắc chắn khách hàng sẽ rời bỏ chúng tôi. Rất dễ để làm một chiếc sofa chất lượng và đắt tiền, nhưng để tạo ra một chiếc chất lượng với giá cả phải chăng, đẹp mắt là một thách thức lớn. Tuy nhiên, cảm kết của chúng tôi vẫn là cung cấp cho khách hàng có ví tiền mỏng”.

=> 5 Ví Dụ Điển Hình Về Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu