Social media

33 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

June 30,2022 - Research & Data

Chuyện thiết kế: Nhật Bản chỉ có chủ nghĩa tối giản?

Một quốc gia đầy sự tương phản

Là designer, thứ mà chúng ta hay phải đối mặt là cố gắng sắp xếp một lượng lớn thông tin từ khách hàng nhưng vẫn phải giữ cho thiết kế đẹp mắt. Nó nghe như nhiệm vụ bất khả thi. Thế nhưng đó lại là thứ mà Nhật luôn làm, nhồi nhét mọi thứ trên một khổ giấy, nhưng bằng cách nào đó, chúng vẫn đẹp.

Chuyện thiết kế- Nhật Bản chỉ có chủ nghĩa tối giản?


Thế nhưng khi chúng ta google “thiết kế Nhật Bản”, tất cả những thứ chúng ta thấy là nhưng bào bái về chủ nghĩa tối giản, những sân đá, những căn phòng màu trung tính, ấm trà, nội thất gỗ,...Một đất nước được biết tới với MUJI và Don Don Donki, vườn đá và những quảng cáo điên đảo, tại sao thiết kế Nhật Bản chỉ được biết tới với chủ nghĩa tối giản?

Lịch sử ngắn về chủ nghĩa tối giản của Nhật

Chủ nghĩa tối giản đã có lịch sử hàng ngàn năm, bắt đầu với đạo Phật (Zen). Người Nhật vốn sống giản dị, kép kín, nhưng từ sau Thế Chiến Thứ 2, quốc gia này đã tái thiết lập ngành kinh tế, mở cửa với thế giới.

Trong những năm 50, với sự ảnh hướng từ phương Tây, Nhật gạt bỏ chủ nghĩa tối giản để theo đuổi chủ nghĩa tư bản với quyết tâm vươn lên, phát triển. Bởi sự cố gắng ấy, Nhật vươn lên trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Tới những năm 70, họ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 thế giới.

Thế nhưng, tới những năm 80, chủ nghĩa tiêu dùng khiến người Nhật trở nên buồn chán. Họ nhận ra mua sắm qua nhiều chỉ khiến tài khoản của họ cạn đi, còn nhà cửa thì trật thêm. Nó dẫn tới sự ra đời của MUJI, những thiết kế dành cho những khách hàng đã chán với việc chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng. Và có lẽ, nó cũng là lý do mà Nhật quyết định quay lại với triết lý Phật Giáo và chủ nghĩa tối giản trở thành xu hướng chủ đạo trong thập kỷ qua. Đặc biệt, vào thời điểm đại dịch xảy ra, khi chúng ta phải xác định thứ gì là quan trọng và không quan trọng với cuộc sống, nó lại càng thú đẩy chủ nghĩa tối giản lên cao.

Thiết kế kiểu Nhật dự báo và cung cấp nhu cầu

Vậy nếu thiết kế kiểu Nhật không chỉ có MUJI thì nó có gì? Hãy tìm tới những nơi mang nhiều tính bản địa hơn để có câu trả lời:

Cho họ cảm giác an toàn

Nhật là quốc gia nhạy cảm với rủi ro, bởi vậy, họ cần rất nhiều sự trấn an. Họ luôn kỳ vọng mọi thứ sẽ được trình bày, giải thích kỹ lưỡng và khách hàng sẽ nhận được chính xác thứ họ cần.

Điều này giải thích cho thiết kế quảng cáo, thiết kế bao bì và website của Nhật, nơi họ viết hết mọi tính năng, mọi công nghệ mà họ và sản phẩm có. Điều này không chỉ chứng minh về khả năng và uy tín của thương hiệu, mà còn giúp cho khách hàng có thể tìm kiếm và kiểm tra thông tin.

Một ví dụ cho thiết kế nhằm chấn an người tiêu dùng là mẫu đồ ăn bằng nhựa, những mẫu đồ ăn này được trưng bày ngay phía trước cửa hằng. Chúng không chỉ khiến chúng ta chảy nước miếng khi ngang qua, mà còn cho chúng ta biết chính xác thứ chúng ta sẽ chọn. Nó tạo cảm giác an toàn và thoải mái cho khách hàng, thay vì cảm giác bất an thông thường khi bước vào và không biết mình sẽ được ăn gì.

Cho họ thứ đáng tiền

Sản phẩm của Nhật có thể cho chúng ta những tính năng đầy bất ngờ. Ví dụ như khi chúng ta mua nồi cơm điện Nhật, nó sẽ không chỉ giúp ta nấu cơm mà còn có thể rán thịt hoặc nướng bánh. Nhà vệ sinh của Nhật được thiết kế với vô số chức năng, như vệ sinh, massage và hong khô,.. Với người Nhật, có nhiều tính năng hơn nghĩ là đáng tiền hơn.

Có lẽ, đó là lý do mà iPhone đã phải mất nhiều năm để xâm lấn thị trường Nhật. Ban đầu họ nghĩ nó sẽ chẳng thể có nhiều tính năng như chiếc điện thoại gập với nút bấm của họ. Thế nhưng khi họ nhận ra họ sẽ có cả một kho ứng dụng không giới hạn trên Apple Store, iPhone trở thành mẫu điện thoại phổ biến nhất tại đây.

Tối giản để bán hàng

Đúng là chủ nghĩa tối giản có chỗ đứng của riêng nó, nhưng quy chụp nó là thứ duy nhất Nhật Bản có là không đúng. Nếu người Nhật chỉ sống tối giản, hẳn Marie Kondo đã không thể nổi lên, người Nhật đã không cần cô để học cách tiết kiệm. Thay vào đó, họ cũng giống như chúng ta, tối giản không là thứ họ đang có, mà là thứ họ đang hướng tới. 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thổi lên câu hỏi rằng liệu chủ nghĩa tối giản chính là chân dung là Nhật đang cố thể hiện cho thế giới?

Trong suốt thập kỷ qua, chúng ta đã bị mê hoặc bởi “Cool Japan” - một thứ quyền lực mềm của Nhật, với những xu hướng thời trang, những bộ phim, bộ truyện không bao giờ kết thúc. Nhưng văn hóa xuất khẩu nổi tiếng nhất của Nhật là chủ nghĩa tối giản, một ý tưởng, một suy nghĩ có thể được đem bán. Như Silvia Killingsworth đã viết trong cuốn The Commercial Zen of Muji:

“MUJI không có tính thẩm mỹ, thứ nó có là sự đơn giản và tiện dụng. Giống như cơn sốt về sự ngăn nắp KonMari, nó nhanh chóng trở thành một trong những văn hóa xuất khẩu nổi tiếng nhất. Một thập kỷ trước, chúng ta đã có Cool Japan, với Hello Kitty, Pokémon và thời trang đường phố. Hiện nay, một thương hiệu không có cả logo là MUJI, đại diện cho tinh túy Nhật Bản, hẳn nhiên sẽ được tôn sùng.

Với vai trò designer, tìm hiểu về thiết kế tối giản Nhật Bản là điều tốt. Nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung vào nó, chúng ta sẽ bỏ qua chủ nghĩa tối đa kỳ ảo trên những quảng cáo của họ. Dù nó sẽ mất thời gian nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ, phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy có một hệ thống đằng sau tất thảy sự điên loạn ấy.